Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Chương trình 135 và đổi thay ở các bản nghèo

PV - 14:17, 10/01/2018

Là huyện mới chia tách còn nhiều khó khăn của tỉnh Điện Biên, những năm qua, huyện Mường Nhé đã thực hiện có hiệu quả các chương trình hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, góp phần từng bước phát triển đời sống của đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Công trình thuỷ lợi Huổi Đanh đang phát huy hiệu quả. Công trình thuỷ lợi Huổi Đanh đang phát huy hiệu quả.

 

Từ năm 2012 đến nay, từ nguồn vốn các Chương trình 135, Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, Phòng Dân tộc huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) đã tham mưu cho UBND huyện đầu tư xây dựng 8 công trình thủy lợi, 16 công trình nước sinh hoạt tập trung, 2 nhà sinh hoạt cộng đồng, 2 nhà bán trú cho học sinh và 1 nhà lớp học tại các điểm bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của huyện.

Đơn cử, tại bản Phiên Kham, xã Mường Nhé, công trình thủy lợi Huổi Đanh với tổng kinh phí gần một tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình 135 đem lại hiệu quả thiết thực.

Được biết, các năm trước, do thiếu nước tưới nên toàn bộ diện tích lúa gần 20ha của bản Phiêng Kham chỉ cấy được một vụ. Thời gian còn lại trong năm, người dân chủ yếu đi phát nương, làm rẫy nhưng vẫn không đủ ăn. Từ khi thủy lợi Huổi Đanh được đưa vào sử dụng, cuộc sống của hơn 30 hộ dân trong bản đã bớt khó khăn, không còn thường trực nỗi lo thiếu lương thực như trước đây nữa. Nhờ đó, người dân yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, đời sống nhiều hộ đã dần thoát khỏi cảnh đói nghèo.

Tương tự, tại bản Nậm Vì, xã Nậm Vì, ông Vì Văn Nơ (60 tuổi phấn khởi cho biết: Từ khi có cây cầu treo từ Chương trình 135 bắc qua, dân làng trong bản đã thuận lợi hơn rất nhiều, mùa mưa bão các cháu nhỏ vẫn có thể đến trường…

Bên cạnh chính sách hỗ trợ, Phòng Dân tộc huyện Mường Nhé còn thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để người dân từng bước nâng cao kỹ năng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập. Các chính sách này không chỉ giúp địa phương có được nguồn vốn để cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ an sinh xã hội mà còn giúp người dân có được những nguồn tư liệu sản xuất kịp thời và có ý nghĩa trong bối cảnh nguồn ngân sách địa phương còn hết sức hạn chế.

Có thể thấy các chính sách dân tộc hiện nay được bổ sung khá đầy đủ, toàn diện trên các lĩnh vực và phủ kín đến từng hộ gia đình người DTTS. Các công trình hạ tầng thiết yếu được xây dựng như: Đường giao thông, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt, nhà văn hóa… tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào các dân tộc trong việc đi lại, phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, làm thay đổi bộ mặt đời sống kinh tế-xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào DTTS.

Ông Lò Văn Hùng, Trưởng phòng Dân tộc huyện Mường Nhé chia sẻ: Những kết quả đạt được trong thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn huyện vùng cao Mường Nhé, đặc biệt là các dự án của Chương trình 135 đã thực sự tác động tích cực đến đời sống, phát triển kinh tế-xã hội ở vùng đồng bào DTTS. Hiệu quả của chính sách dân tộc mang lại cũng chính là động lực quan trọng giúp bộ mặt nông thôn nơi đây có nhiều thay đổi, khởi sắc. Góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.n

DOÃN KIÊN

Tin cùng chuyên mục
Chính sách bảo đảm sinh kế đối với đồng bào DTTS gắn với bảo vệ phát triển rừng ở Việt Nam

Chính sách bảo đảm sinh kế đối với đồng bào DTTS gắn với bảo vệ phát triển rừng ở Việt Nam

Ngày 14/1, tại Hà Nội, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phối hợp với Đại sứ quán Canada tại Việt Nam tổ chức Hội thảo Chính sách bảo đảm sinh kế đối với đồng bào DTTS gắn với bảo vệ phát triển rừng ở Việt Nam - Những vấn đề đặt ra và kiến nghị, giải pháp. Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Quàng Văn Hương và Đại sứ Canada tại Việt Nam Shawn Steil đồng chủ trì Hội thảo.