Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc - Tôn giáo

Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Minh Thu - 15:48, 18/04/2025

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã đi vào chặng đường cuối của giai đoạn 1. Cùng với những thay đổi to lớn về kết cấu hạ tầng, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có nhiều bước chuyển đáng mừng. Đặc biệt, với trợ lực từ Chương trình MTQG 1719, đã có nhiều thay đổi trong “nếp nghĩ cách làm” của đại bộ phận đồng bào DTTS và miền núi.

Chương trình MTQG 1719 được thực hiện linh hoạt, chủ động, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các DTTS (Ảnh minh họa).
Chương trình MTQG 1719 được thực hiện linh hoạt, chủ động, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các DTTS. (Ảnh minh họa)

Chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân và đồng bào DTTS, sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, diện mạo vùng đồng bào DTTS ở xã biên giới Thanh Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đang từng ngày đổi thay, cuộc sống của Nhân dân đang dần được cải thiện rõ nét.

Gia đình tôi được Nhà nước hỗ trợ vốn mua bò giống nuôi để phát triển kinh tế, tôi coi đây là cơ hội để giúp gia đình thoát khỏi hộ nghèo. Chúng tôi sẽ tập trung chăm sóc tốt để bò sinh trưởng và phát triển thành đàn”.

Anh Sình Pháy Sínhthôn Há Đề, xã Sính Lủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

Kể từ khi thực hiện Chương trình MTQG 1719 từ năm 2022, đã có 35 hộ nghèo và cận nghèo của thôn Nặm Tà, xã Thanh Đức được hỗ trợ nuôi trâu sinh sản Tiểu Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị. Theo đó, đã có 62 con trâu được cấp cho bà con, trong đó, tổng đàn trâu đã tăng thêm 7 con nghé. Đặc biệt, một số hộ còn được hỗ trợ nuôi dê, tạo thêm nguồn thu nhập cho các gia đình.

Bà Hà Thị Ngôn, Bí thư Chi bộ thôn Nặm Tà chia sẻ: “Chúng tôi đã lựa chọn những hộ nghèo, cận nghèo đủ điều kiện để nhận hỗ trợ. Các hộ đã chăm sóc tốt vật nuôi được hỗ trợ, tích cực chăm lo phát triển sản xuất, từ đó, phát huy được nguồn lực từ Chương trình để ổn định cuộc sống.

Tương tự, ở thôn Há Đề, xã Sính Lủng, huyện Đồng Văn, gia đình anh Sình Pháy Sính là 1 trong 530 hộ gia đình người DTTS thuộc diện hộ nghèo của xã được thụ hưởng chính sách đặc thù, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Khi được thôn thông báo nằm trong đối tượng thụ hưởng của dự án, gia đình anh Sính đã tu sửa lại chuồng trại và trồng thêm cỏ để đảm bảo nguồn thức ăn cho vật nuôi.

“Gia đình tôi được Nhà nước hỗ trợ vốn mua bò giống nuôi để phát triển kinh tế, tôi coi đây là cơ hội để giúp gia đình thoát khỏi hộ nghèo. Chúng tôi sẽ tập trung chăm sóc tốt để bò sinh trưởng và phát triển thành đàn” - anh Sình Pháy Sính chia sẻ.

Tại huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, đoạn đường bê tông dài trên 500m dẫn lên khu sản xuất chính của bà con trong thôn đã được hoàn thành hồi cuối năm 2024 với hàng trăm ngày công của bà con thôn Kon Hia 2, xã Đăk Rơ Ông. Nhờ đó, việc di chuyển của bà con từ nhà ra khu sản xuất được thuận tiện, thay cho con đường lầy lội trước đây.

Theo ông A Hồng, Thôn trưởng thôn Kon Hia 2, xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum: Con đường trước đây là đường đất, độ dốc cao, nên mưa là không đi được, không vận chuyển nông sản được. Khi nghe xã đầu tư làm đường bê tông, bà con phấn khởi lắm. Ngân sách Nhà nước là 1,2 tỷ đồng, cả thôn cũng góp thêm ngày công để cùng với Nhà nước làm con đường này.

Đường lên khu sản xuất thôn Kon Hia 2, xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum được hoàn thành và đưa vào sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân đi lại sản xuất.
Đường lên khu sản xuất thôn Kon Hia 2, xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum được hoàn thành và đưa vào sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân đi lại sản xuất

Góp phần giảm nghèo bền vững

Với việc triển khai thực hiện kịp thời Chương trình MTQG 1719 và các chính sách dân tộc trong thời gian qua, đời sống kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào DTTS huyện Tu Mơ Rông đã có nhiều thay đổi đáng kể. Trong đó, rõ nét nhất là tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS giảm từ 10,7-11,05%/năm vượt so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra (6-8%/năm).

Hay như ở xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, ngay từ những ngày đầu triển khai Chương trình MTQG 1719, Đảng ủy, UBND xã đã vận động Nhân dân tích cực tham gia sản xuất, phát triển các hình thức chăn nuôi, trồng rừng để cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo. Thông qua khảo sát ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân, địa phương đã tham mưu hỗ trợ các công cụ sản xuất, cây giống, vật nuôi đến với hộ nghèo, gia đình khó khăn để có điều kiện phát triển phù hợp. Nhờ vậy, công tác xóa đói giảm nghèo của xã có nhiều chuyển biến đáng kể. Đến cuối năm 2024, tỉ lệ hộ nghèo giảm 8,86%, đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đây là sự động viên và khích lệ rất lớn để địa phương tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình trong giai đoạn tiếp theo.

Có thể khẳng định, với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719, đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào các DTTS đã có nhiều chuyển biến đáng kể, diện mạo các thôn, làng ngày càng khởi sắc với nhiều bước chuyển biến tích cực. Điều quan trọng nhất là ngoài nguồn lực hỗ trợ của Chương trình, đồng bào DTTS đã quan tâm, đồng thuận, chung tay cùng cấp ủy Đảng, chính quyền khắc phục khó khăn, triển khai có hiệu quả các hạng mục, hợp phần của Chương trình MTQG 1719, từng bước xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, có ý thức vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và từng bước làm giàu.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa giữ nguyên 18 xã biên giới, vùng cao

Thanh Hóa giữ nguyên 18 xã biên giới, vùng cao

Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa tổ chức hội nghị triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo phương án, sẽ tiến hành sắp xếp 529 đơn vị (gồm 435 xã, 63 phường, 31 thị trấn) thành 166 đơn vị hành chính cấp xã mới, bao gồm: 18 phường và 148 xã (73 xã đồng bằng, 75 xã miền núi). Trong đó, có 16 xã, thị trấn giáp biên giới với nước bạn Lào.