Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc - Tôn giáo

Thanh Hóa giữ nguyên 18 xã biên giới, vùng cao

Quỳnh Trâm - 8 giờ trước

Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa tổ chức Hội nghị triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo phương án, sẽ tiến hành sắp xếp 529 đơn vị (gồm 435 xã, 63 phường, 31 thị trấn) thành 166 đơn vị hành chính cấp xã mới, bao gồm: 18 phường và 148 xã (73 xã đồng bằng, 75 xã miền núi). Trong đó, có 16 xã, thị trấn giáp biên giới với nước bạn Lào.

Như vậy, toàn tỉnh sẽ giảm 381 đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay, tương ứng giảm 69,65%.

Ban Thường vụ Đảng ủy Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị không thực hiện sắp xếp đối với 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 12/16 xã biên giới giáp Lào và 6 xã thuộc khu vực miền núi, vùng cao. Lý do là để bảo đảm ổn định quốc phòng-an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Thanh Hóa sẽ không thực hiện sắp xếp đối với 18 xã thuộc địa bàn biên giới, vùng núi cao
Thanh Hóa sẽ không thực hiện sắp xếp đối với 18 xã thuộc địa bàn biên giới, vùng núi cao

Trong đó, 12 xã, thị trấn biên giới giữ nguyên hiện trạng, còn 4 xã biên giới sẽ được sắp xếp với các xã, thị trấn không phải là biên giới nhằm bảo đảm thụ hưởng chính sách khu vực biên giới. 6 xã vùng núi có địa hình chia cắt, giao thông khó khăn, đông đồng bào dân tộc thiểu số cũng không thực hiện sắp xếp.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất phương án sắp xếp 547 đơn vị hành chính cấp xã thành 166 đơn vị hành chính cấp xã mới, giảm 381 đơn vị, tương ứng 69,65%.

Về tiến độ thực hiện, tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức lấy ý kiến Nhân dân trước ngày 21/4/2025, phát phiếu lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình trước ngày 22/4/2025. Hội đồng nhân dân cấp xã, cấp huyện thuộc phạm vi sắp xếp ban hành Nghị quyết thông qua chủ trương trước ngày 23/4/2025.

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) trước ngày 24/4/2025. Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trước ngày 27/4/2025.

Hồ sơ, đề án sẽ được trình Bộ Nội vụ thẩm định; báo cáo Chính phủ, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thẩm tra; Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị từ ngày 1/5 đến 15/6/2025.

Các công việc liên quan như ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết, kiện toàn bộ máy xã, phường mới, tổ chức lễ công bố, khắc và thu hồi con dấu cũ sẽ hoàn tất trước ngày 30/6/2025.

Các đơn vị hành chính cấp xã mới sẽ chính thức đi vào hoạt động từ 0 giờ ngày 01/7/2025.

Tin cùng chuyên mục
Lan tỏa Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững

Lan tỏa Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững

Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 dự kiến diễn ra từ ngày 06 đến 08/5/2025, ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh. Hướng tới Đại lễ Phật đản, cùng với cộng đồng Phật giáo nói chung, đồng bào dân tộc Khmer tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, lan tỏa Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn Hòa thượng Danh Lung, Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự - Phó Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam phụ trách Phân ban Hoằng pháp Phật giáo Nam tông Khmer, xung quanh nội dung này.