Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chương trình 1719

Chương trình MTQG 1719: Làm thay đổi diện mạo huyện nghèo Tu Mơ Rông

Ngọc Chí - 08:01, 02/11/2024

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), diện mạo vùng đồng bào DTTS ở huyện nghèo Tu Mơ Rông (Kon Tum) đang từng ngày đổi thay, cuộc sống của Nhân dân đang dần được cải thiện.

Đường lên khu sản xuất thôn Kon Hia 2, xã Đăk Rơ Ông hoàn thành và đưa vào sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân đi lại sản xuất
Đường lên khu sản xuất thôn Kon Hia 2, xã Đăk Rơ Ông hoàn thành và đưa vào sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân đi lại sản xuất

Ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng

Tu Mơ Rông là huyện 30a, với hơn 95% dân số là đồng bào DTTS. Huyện có địa bàn rộng và chia cắt, kết cấu, hạ tầng kinh tế - xã hội tuy đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, một số thôn, làng đặc biệt khó khăn chưa được đầu tư cứng hóa đường giao thông; một số cầu treo dân sinh đã xuống cấp nhưng chưa được đầu tư nâng cấp sửa chữa. 

Chính vì vậy, huyện xác định, nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG 1719 sẽ góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng ở các thôn, làng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Triển khai thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 4, thuộc Chương trình MTQG 1719, từ năm 2022 đến nay, với nguồn vốn hơn 129 tỷ đồng, huyện Tu Mơ Rông đã đầu tư xây dựng, cải tạo 28 công trình giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh; 6 công trình thủy lợi nhỏ; 11 công trình cung cấp điện; 1 hạng mục công trình chợ; duy tu bảo dưỡng 82 công trình trên địa bàn 11 xã; xây dựng 11 công trình phòng ở cho học sinh bán trú, nội trú…

Đi trên con đường bê tông mới hoàn thành và đưa vào sử dụng dài hơn 500m, ông A Hồng, Thôn trưởng thôn Kon Hia 2, xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông phấn khởi cho biết: Đoạn đường này dẫn lên khu sản xuất chính của bà con trong thôn, trước đây độ dốc cao, đường đất nên mưa là không đi được, không vận chuyển nông sản được. Khi nghe xã đầu tư làm đường bê tông, bà con phấn khởi lắm. Ngân sách Nhà nước là 1,2 tỷ, cả thôn cũng góp thêm ngày công để cùng với Nhà nước làm con đường này.

Các công trình được đầu tư đưa vào sử dụng đã mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân vùng đồng bào DTTS. Cụ thể: Hệ thống điện chiếu sáng đã phục vụ điện sáng nông thôn cho khoảng 7.065 hộ trên địa bàn 11 xã; các công trình đường đi khu sản xuất và kiên cố hóa kênh mương phục vụ cho tưới tiêu, vận chuyển nông sản cho khoảng hơn 600ha đất sản xuất, với khoảng hơn 1.000 hộ dân tham gia sản xuất trên diện tích đất sản xuất; các công trình giao thông phục vụ đi lại cho người dân trên địa bàn các xã; công trình chợ dự kiến bố trí cho khoảng hơn 300 hộ kinh doanh, buôn bán.

Nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG 1719 làm thay đổi diện mạo các thôn, làng đồng bào DTTS ở huyện Tu Mơ Rông
Nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG 1719 làm thay đổi diện mạo các thôn, làng đồng bào DTTS ở huyện Tu Mơ Rông

Ông Dương Đăng Khoa, Chủ tịch UBND xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông cho biết: Chương trình MTQG 1719 đã giúp xã có nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, như hệ thống điện chiếu sáng bây giờ các trục đường chính của 9/9 thôn đều có điện sáng, bà con rất phấn khởi; các đường nội thôn, đường đi khu sản xuất cũng được đầu tư xây dựng và sửa chữa các đường cũ. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con trong sinh hoạt và sản xuất, diện mạo các thôn ngày ngày khởi sắc.

Việc triển khai thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 4, thuộc Chương trình MTQG 1719 đã có những tác động tích cực đối với sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông. Bước đầu đã tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn, các thôn đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào DTTS phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thay đổi diện mạo vùng DTTS

Cùng với việc đầu tư kết cấu hạ tầng, huyện Tu Mơ Rông đã triển khai thực hiện kịp thời các Dự án, thuộc Chương trình MTQG 1719. Từ năm 2022 đến nay, huyện đã triển khai hỗ trợ đất ở cho 10 hộ, hỗ trợ nhà ở cho 38 hộ, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 1.198 hộ; hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho 1 hộ; bố trí xắp xếp, ổn định dân cư cho 65 hộ; trồng hơn 635 ha ha rừng với sự tham gia của 655 hộ; phê duyệt 11 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và 8 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng…

Ông A H'Bâu (đứng giữa), thôn Măng Lở, xã Đăk Rơ Ông phấn khởi khi được hỗ trợ xây dựng nhà từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719
Ông A H'Bâu (đứng giữa), thôn Măng Lở, xã Đăk Rơ Ông phấn khởi khi được hỗ trợ xây dựng nhà từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Ông A H’Bâu, thôn Măng Lở, xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông chia sẻ: Trước đây, gia đình thuộc diện hộ nghèo nên chưa có điều kiện xây dựng nhà kiên cố. Năm 2023 xã hỗ trợ 44 triệu đồng, gia đình vay mượn thêm 50 triệu đồng làm được căn nhà hơn 50m2. Đảng, Nhà nước đã quan tâm như vậy thì gia đình tôi nhận thức rằng phải nỗ lực lao động, sản xuất để ổn định cuộc sống và năm 2024 này gia đình đã đăng ký xin thoát nghèo.

Việc triển khai thực hiện kịp thời Chương trình MTQG 1719 và các chính sách dân tộc trong thời gian qua đã làm thay đổi rõ nét trong đời sống của đồng bào DTTS ở huyện Tu Mơ Rông. Thu nhập bình quân đầu người và đời sống của Nhân dân dần được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS giảm từ 10,7-11,05%/năm vượt so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra (6-8%/năm).

Ông A Minh,Thôn trưởng thôn Mô Pả, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông chia sẻ: Những năm gần đây, Chương trình MTQG 1719 đã hỗ trợ cho bà con rất nhiều, như: Hỗ trợ trồng rừng, giống cây trồng, vật nuôi. Đường giao thông được bê tông hóa đến khu sản xuất. 

Cùng với đó, chính quyền thường xuyên tuyên truyền, vận động nên việc sản xuất của bà con có sự thay đổi, bà con biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất. Với sự quan tâm toàn diện đó đã làm thay đổi đời sống của bà con, cái nghèo khó đang dần lùi xa.

Đường được bê tông hóa và có hệ thống điện chiếu sáng tạo nên diện mạo mới ở thôn Mô Pả, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông
Đường được bê tông hóa và có hệ thống điện chiếu sáng tạo nên diện mạo mới ở thôn Mô Pả, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông

Ông Vương Văn Mười, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết: Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đảm bảo các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, tăng thu nhập cho đồng bào DTTS. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn huyện. Đồng thời, bước đầu làm thay đổi nhận thức của đồng bào DTTS trong việc tận dụng các chính sách hỗ trợ để phát triển kinh tế hộ gia đình và cộng đồng nơi mình sinh sống. 

Việc đạt được những kết quả trong thực hiện Chương trình MTQG 1719 trong thời gian qua, bên cạnh sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp thì một yếu tố hết sức quan trọng đó là cộng đồng các DTTS huyện Tu Mơ Rông luôn phát huy truyền thống đoàn kết giúp nhau trong lao động sản xuất, trong cuộc sống. 

Điều đó cũng khẳng định cộng đồng các DTTS huyện Tu Mơ Rông luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương và tích cực hưởng ứng, tham gia cùng với chính quyền thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG 1719 và các chính sách dân tộc.

Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Long: Bảo tồn và phát huy nghệ thuật Chòm riêng chà pây của đồng bào Khmer

Vĩnh Long: Bảo tồn và phát huy nghệ thuật Chòm riêng chà pây của đồng bào Khmer

Ông Thạch Dương, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long thông tin, trong năm 2024, Ban Dân tộc đã phối hợp Trường Năng khiếu Nghệ thuật và Thể dục Thể thao tỉnh Vĩnh Long cùng UBND các huyện, thị xã có đông đồng bào Khmer, các chùa Khmer trên địa bàn, mở các lớp truyền dạy văn hóa nghệ thuật nói chung và loại hình nghệ thuật Chòm riêng chà pây cho đồng bào Khmer địa phương. Việc truyền dạy nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong đời sống đồng bào Khmer.