Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sản phẩm - Thị trường

Tuyên Quang: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm theo chuỗi giá trị

Ngọc Ánh - 20:12, 24/12/2024

Với mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, tạo nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng vùng miền địa phương, thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh triển khai Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP). Đặc biệt, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) triển khai trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã và đang mang đến “luồng gió mới” cho nhiều doanh nghiệp, HTX tại vùng đồng bào DTTS và miền núi đẩy mạnh phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, tạo ra nhiều sản phẩm nông sản, dược liệu có chất lượng.

Người dân đất Cảng tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm thổ cẩm Tuần hàng thương mại, nông sản, du lịch, đầu tư kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Tuyên Quang năm 2024
Người dân thành phố Cảng tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm thổ cẩm tại Tuần hàng thương mại, nông sản, du lịch, đầu tư kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Tuyên Quang năm 2024 tại TP. Hải Phòng

Trung tuần tháng 12 vừa qua, tại TP. Hải Phòng đã diễn ra Tuần hàng thương mại, nông sản, du lịch, đầu tư kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Tuyên Quang năm 2024 với quy mô trên 60 gian hàng của hơn 40 doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) tại vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Tuyên Quang.

Các gian hàng đã bày bán, giới thiệu hàng trăm sản phẩm đặc trưng vùng miền, địa phương, sản phẩm OCOP; hàng tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản, thực phẩm, ẩm thực của các doanh nghiệp HTX trên địa bàn tỉnh. Tham gia Tuần hàng lần này, HTX Nông nghiệp và dịch vụ Tâm Hương đã mang đến chương trình những sản phẩm nông sản chất lượng của huyện Na Hang như: Lạp sườn, thịt gác bếp, khoai sọ,… 

Bên cạnh đó còn có các sản phầm chè Shan tuyết Hồng Thái của HTX Sơn Trà (xã Hồng Thái, huyện Na Hang); cam sạch của HTX nông nghiệp xanh Yên Lâm (xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên); các sản phẩm thổ cẩm của HTX thổ cẩm Lâm Bình (xã Lăng Can, huyện Lâm Bình); các sản phẩm giảo cổ lam, thảo dược, gạo nếp Khẩu Láng; đỗ xanh; măng ớt, bưởi, miến, đồ khô… của các doanh nghiệp HTX tại vùng đồng bào DTTS (xã vùng 3) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Đây đều là các sản phẩm nông sản, dược liệu đạt OCOP từ 3 sao trở lên, được nhiều người tiêu dùng ở thành phố Cảng đánh giá cao và chọn mua, sắm Tết dương lịch.

Các gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của tỉnh Tuyên Quang thu hút đông đảo người dân thành phố Cảng tham quan, mua sắm.
Các gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của tỉnh Tuyên Quang thu hút đông đảo người dân thành phố Cảng tham quan, mua sắm

Trước đó (từ 8-10/11), tại Công viên Hòa Bình (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Tuyên Quang cũng đã tổ chức Tuần hàng thương mại, nông sản, du lịch, đầu tư kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Tuyên Quang năm 2024. 

Trong khuôn khổ Tuần hàng, nhiều gian hàng được trang trí ấn tượng đã giới thiệu tới Nhân dân Thủ đô và khách tham quan những sản phẩm tiêu biểu của đồng bào DTTS tại Tuyên Quang như: HTX Sản xuất chế biến thực phẩm an toàn Sáng Nhung (huyện Sơn Dương) đã giới thiệu, cung ứng đến người tiêu dùng của Thủ đô Hà Nội các sản phẩm chế biến từ thịt lợn như lạp xưởng, giò, chả, xúc xích, ruốc… được chế biến từ thịt lợn thảo dược đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao của tỉnh Tuyên Quang. 

Thịt lợn thảo dược của HTX Sáng Nhung không chỉ ngon mà còn an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người tiêu dùng nhờ vào quy trình chăn nuôi tự nhiên và sạch sẽ, với cam kết 5 không: “Không chất tạo nạc; Không thuốc tăng trọng; Không thực phẩm biến đổi gien; Không kháng sinh trong quá trình nuôi; Không chất bảo quản”.

Theo đó, Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Tuyên Quang được UBND tỉnh giao làm đầu mối phối hợp với một số sở, ngành của tỉnh và các địa phương tổ chức 2 hội nghị kết nối giao thương thu hút đầu tư vào vùng đồng bào DTTS và miền núi và 2 Tuần hàng thương mại, nông sản, du lịch, đầu tư kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Tuyên Quang tại TP. Hà Nội và TP. Hải Phòng; Ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác hỗ trợ thúc đẩy liên kết, phát triển các dự án xanh, xúc tiến, kết nối đầu tư, thương mại, phát triển du lịch trên địa bàn TP. Hà Nội và TP. Hải Phòng; Tổ chức 2 Chương trình trưng bày, giới thiệu đầu tư thương mại, du lịch làng nghề vùng đồng bào DTTS và miền núi tại huyện Lâm Bình và Sơn Dương; tổ chức 5 phiên chợ trưng bày, kết nối tiêu thụ sản phẩm văn hóa, ẩm thực vùng đồng bào DTTS và miền núi tại các huyện: Hàm Yên, Yên Sơn, Na Hang, Chiêm Hoá, Sơn Dương.
Các đại biểu, quan khách của UBND TP. Hà Nội tham quan, tìm hiểu sản phẩm thổ cẩm của HTX dệt thổ cẩm Lâm Bình

Tại thành phố Tuyên Quang, HTX Sáng Nhung đã xây dựng một hệ thống bao gồm 2 đại lý phân phối và bán lẻ thực phẩm sạch mang tên Nông sản xanh Sáng Nhung. Tại đây có hơn 4.000 mã sản phẩm được bày bán, trong đó bao gồm các mặt hàng do HTX sản xuất từ thịt lợn thảo dược với mong muốn đưa các sản phẩm “xanh, sạch, an toàn” đến tay người tiêu dùng. Cũng nhờ đó, mỗi ngày HTX ghi nhận hơn 1.200 lượt khách ghé thăm, mua hàng.

Tham gia Tuần hàng tại Hà Nội và Hải Phòng vừa qua còn có các sản phẩm xuất khẩu của tỉnh Tuyên Quang; các mặt hàng nông sản, sản phẩm thổ cẩm thêu truyền thống, các loại bánh dân gian... Nhiều mặt hàng của các doanh nghiệp, HTX, các hộ kinh doanh được khuyến mại, giảm giá và đảm bảo chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm; qua đó gây ấn tượng cho khách tham quan.

Ông Nguyễn Tiến Hưng - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Tuyên Quang cho biết, căn cứ vào Quyết định số 593/QĐ-UBND ngày 30/12/2023 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt và giao dự toán vốn sự nghiệp để thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, ngày 01/6/2024, UBND tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào các DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh (thuộc Tiểu dự án 2- Dự án 3 Chương trình MTQG 1719). 

Các hoạt động trong Kế hoạch nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất, kết nối cung cầu, đổi mới sáng tạo, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của đồng bào các DTTS và miền núi, giảm nghèo nhanh và bền vững, giảm số xã, thôn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn…

gian hàng trưng bày sản phẩm cơm lam và bánh gai của đồng bào Tày Tuyên Quang
Gian hàng trưng bày sản phẩm cơm lam và bánh gai của đồng bào Tày Tuyên Quang
Đặc sản bưởi Soi Hà và bánh gai được giới thiệu tại Tuần hàng thương mại, nông sản, du lịch, đầu tư kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Tuyên Quang năm 2024
Đặc sản bưởi Soi Hà và bánh gai được giới thiệu tại Tuần hàng thương mại, nông sản, du lịch, đầu tư kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Theo đó, Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Tuyên Quang được UBND tỉnh giao làm đầu mối phối hợp với một số sở, ngành của tỉnh và các địa phương tổ chức 2 hội nghị kết nối giao thương thu hút đầu tư vào vùng đồng bào DTTS và miền núi và 2 Tuần hàng thương mại, nông sản, du lịch, đầu tư kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Tuyên Quang tại TP. Hà Nội và TP. Hải Phòng; Ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác hỗ trợ thúc đẩy liên kết, phát triển các dự án xanh, xúc tiến, kết nối đầu tư, thương mại, phát triển du lịch trên địa bàn TP. Hà Nội và TP. Hải Phòng; Tổ chức 2 Chương trình trưng bày, giới thiệu đầu tư thương mại, du lịch làng nghề vùng đồng bào DTTS và miền núi tại huyện Lâm Bình và Sơn Dương; tổ chức 5 phiên chợ trưng bày, kết nối tiêu thụ sản phẩm văn hóa, ẩm thực vùng đồng bào DTTS và miền núi tại các huyện: Hàm Yên, Yên Sơn, Na Hang, Chiêm Hoá, Sơn Dương.

Bà Lộc Thị Loan (thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang) chia sẻ, tham gia Tuần hàng thương mại, nông sản, du lịch, đầu tư kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi tại Hà Nội hồi tháng 11/2024, bà đã bán được hàng trăm chiếc bánh chưng, bánh gù, bánh nếp, bánh trứng kiến, cơm lam, xôi ngũ sắc... của người Tày. 

Qua sự kiện Tuần hàng tại Hà Nội, bà rất vui vì đây là dịp để người dân Tuyên Quang giới thiệu tới người dân Thủ đô các đặc sản và những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào mình. Qua đó, góp phần quảng bá, lan tỏa nét đẹp của vùng đất, con người Tuyên Quang đến Nhân dân Thủ đô cũng như du khách trong và ngoài nước.

Trình diễn dệt thổ cẩm Pà Thẻn và thêu của người Dao (Tuyên Quang)
Trình diễn dệt thổ cẩm Pà Thẻn và thêu của người Dao Tiền (Tuyên Quang)

Ông Nguyễn Thế Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Tuyên Quang cho biết, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện có 248 sản phẩm OCOP được gắn 3 sao trở lên, trong đó có 4 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý gồm: Cam sành Hàm Yên, chè Shan tuyết Na Hang, rượu ngô men lá Na Hang và bưởi Soi Hà. 

Không ít sản phẩm được xuất khẩu sang các nước châu Âu là những sản phẩm của bà con vùng đồng bào DTTS; 114 xã, phường, thị trấn có sản phẩm OCOP. Các sản phẩm được công nhận, xếp hạng OCOP tiếp tục được ưu tiên giới thiệu trong các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, hỗ trợ đưa lên các sàn giao dịch điện tử, kết nối liên kết tiêu thụ sản phẩm an toàn trên các sàn thương mại điện tử.

Giai đoạn 2024 - 2025, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các cấp đưa Chương trình OCOP vào Chương trình, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị để chỉ đạo thực hiện và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm nhằm thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” trên địa bàn.  

Người dân Thủ đô thích thú xem các mặt hàng thêu thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Pà Thẻn.
Người dân Thủ đô thích thú xem các mặt hàng thêu thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Pà Thẻn
Các nghệ nhân trình diễn hát Then- đàn Tính tại Tuần hàng thương mại, nông sản, du lịch, đầu tư kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Tuyên Quang năm 2024.
Các nghệ nhân trình diễn hát Then- đàn Tính tại Tuần hàng thương mại, nông sản, du lịch, đầu tư kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Tuyên Quang năm 2024 tại TP. Hà Nội

Tỉnh Tuyên Quang hiện có 121 xã thuộc vùng đồng bào DTTS. Những năm qua, thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTS và miền núi, tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện 10 dự án và 13 tiểu dự án. Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh đã phân bổ 2.203 tỷ đồng để triển khai các nội dung chính sách thuộc Chương trình. Riêng trong năm 2024, tỉnh Tuyên Quang được giao vốn 225.377,4 triệu đồng để triển khai hiệu quả Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719. Nhờ đó, 11 xã khu vực III, 8 xã khu vực II đã hoàn thành việc xây dựng nông thôn mới trở thành xã khu vực I, đạt mục tiêu chương trình đề ra.


Tin cùng chuyên mục
Rồ Ôn giữ nghề mây tre đan truyền thống

Rồ Ôn giữ nghề mây tre đan truyền thống

Rồ Ôn là khu dân cư xã vùng cao Phước Hà thuộc huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, có nhiều nghệ nhân tâm huyết giữ nghề mây tre đan truyền thống của đồng bào Raglay. Các sản phẩm đan lát từ mây tre “mẹ truyền con nối” gắn bó với đời sống người dân địa phương. Nghề mây tre đan tạo ra những sản phẩm tinh xảo, đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo việc làm cho đồng bào Raglay, tăng thu nhập, nâng cao đời sống gia đình, tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới.