Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Chương trình OCOP TP. Hà Nội: Khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương

Mai Hương - 16:19, 01/12/2022

Xác định thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tạo nguồn lực tại chỗ để hỗ trợ thực hiện nhóm tiêu chí sản xuất - thu nhập - hộ nghèo trong xây dựng nông thôn mới, cùng với tinh thần “Hà Nội với cả nước, cả nước với Hà Nội”, công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP được các cấp, ngành chức năng trên địa bàn TP. Hà Nội quan tâm đẩy mạnh khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, góp phần đưa sản phẩm OCOP của Thủ đô ngày càng phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ ở cả trong và ngoài nước.

Các lãnh đạo Thành phố cùng các đại biểu tham quan triển lãm ảnh sản phẩm OCOP từng địa phương
Các lãnh đạo Thành phố cùng các đại biểu tham quan triển lãm ảnh sản phẩm OCOP từng địa phương

Từ đầu năm 2022, Hà Nội đã tổ chức nhiều sự kiện giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP, gắn với văn hóa vùng miền. Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) Hà Nội  cho biết: Mỗi sự kiện đều thu hút hàng vạn lượt khách tham quan, mua sắm, qua đó thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm OCOP của Hà Nội và cả nước...

Ngoài việc tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia chuỗi liên kết sản xuất, xúc tiến đầu tư, thương mại, quảng bá sản phẩm, TP. Hà Nội còn là điểm đến của các hội chợ thương mại. TP. Hà Nội tham gia các Festival nông sản, sản phẩm OCOP gắn kết du lịch Hà Nội năm 2022 tại huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Ba Vì; Hội chợ Xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022… 

Bên cạnh đó, TP. Hà Nội còn đẩy mạnh kết nối giao thương, hỗ trợ chủ thể OCOP phát triển thị trường, quảng bá thương hiệu thông qua chính sách hỗ trợ quản lý nhãn hiệu và in tem, nhãn sản phẩm OCOP.

 Hà Nội đã tổ chức nhiều sự kiện giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP, gắn với văn hóa vùng miền
Hà Nội đã tổ chức nhiều sự kiện quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP, gắn với văn hóa vùng miền

Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn, không chỉ với người dân Thành phố, mỗi năm Hà Nội còn đón hàng chục triệu khách du lịch, đó là thị trường tiềm năng tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Từ sự hỗ trợ của chính quyền thông qua xây dựng sản phẩm OCOP, nhiều tổ hợp tác, HTX đã đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, cải tiến mẫu mã, bao bì..., tăng sức cạnh tranh trên thị trường và phát huy giá trị các sản phẩm tiềm năng, lợi thế của từng vùng. Những kết quả đạt được, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy Chương trình xây dựng NTM nâng cao của Thành phố sớm về đích.

Trong thời gian tới, Hà Nội tiếp tục tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để đưa các sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền, các sản phẩm tiềm năng tham gia Chương trình OCOP của Hà Nội và cả nước vào hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, các sàn giao dịch điện tử, bán hàng Online và xuất khẩu để sản phẩm OCOP trở thành một thương hiệu mạnh, được đông đảo người tiêu dùng trong nước và quốc tế quan tâm sử dụng.

Có thể thấy, Chương trình OCOP đã thúc đẩy phát triển các sản phẩm đặc trưng, truyền thống, góp phần khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương thông qua các sản phẩm chất lượng, đúng quy chuẩn

Một buổi chấm điểm, xếp hạng sản phẩm OCOP
Một buổi chấm điểm, xếp hạng sản phẩm OCOP

Để tạo chuyển động mạnh mẽ, tích cực hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm OCOP, ông Nguyễn Văn Chí - Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM Hà Nội cho biết: Năm 2022 và các năm tiếp theo, TP. Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để đưa các sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của Hà Nội và các địa phương bạn vào hệ thống siêu thị, cửa hàng, điểm bán sản phẩm OCOP. Là Thủ đô, Hà Nội có trách nhiệm lan tỏa và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của cả nước. Đây cũng là việc làm thiết thực của Thành phố giúp sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng Thủ đô.

Với tinh thần "vì cả nước”, Hà Nội đã, đang và sẽ thể hiện rõ vai trò “đầu tàu” trong việc hỗ trợ các tỉnh, Thành phố giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP trên thị trường Thủ đô, tạo động lực để chương trình này phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn.

Năm 2022, TP. Hà Nội đặt mục tiêu có trên 400 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng trong Chương trình OCOP. Tính đến nay, đã có hơn 500 sản phẩm đăng ký tham gia của 26/30 quận, huyện, thị xã. Từ nay đến hết năm 2022, TP. Hà Nội triển khai tăng cường công tác kiểm tra các chủ thể OCOP có sản phẩm đã được đánh giá, phân hạng để tư vấn, hỗ trợ hoặc xử kịp thời các chủ thể vi phạm; hỗ trợ mở lớp tập huấn kỹ năng bán hàng Livestream trên kênh Tiktokshop cho các chủ thể…

Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội.


Tin cùng chuyên mục
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.