Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Chuyện giữ rừng ở Sơn Động

Vân Khánh - 22:55, 15/05/2023

“Rừng là tài sản rất lớn, không chỉ tính được bằng tiền mà còn là nguồn sống quý báu của bà con các dân tộc. Giữ được rừng, người dân tránh khỏi sự tàn phá của thiên tai, hưởng bầu không khí trong lành và nguồn sinh thủy phục vụ sinh hoạt, sản xuất”. Đây là điều mà mỗi người dân huyện Sơn Động (Bắc Giang) đều ghi nhớ trong tâm khảm.

Cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ Sơn Động phối hợp Tổ bảo vệ rừng cộng đồng xã An Lạc tuần tra, bảo vệ rừng
Cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ Sơn Động phối hợp Tổ bảo vệ rừng cộng đồng xã An Lạc tuần tra, bảo vệ rừng

Tuyên truyền là nhiệm vụ trọng tâm

Huyện Sơn Động (Bắc Giang) hiện có 31.932 ha diện tích rừng trồng (26.863 ha đã thành rừng, 5.069 ha chưa đạt tiêu chí thành rừng). Diện tích rừng trồng tập trung ở các xã: Tuấn Đạo, Dương Hưu, Long Sơn, Thanh Luận, Vân Sơn, Hữu Sản, An Lạc, Phúc Sơn.

Việc trồng rừng và kinh doanh rừng trồng đã đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập của người dân địa phương. Tính đến hết năm 2022, diện tích rừng trồng cho khác trên địa bàn là 4.745,5 ha. Sản lượng gỗ đạt 489.486,2 m3 (trong đó, gỗ lớn 273.802,7 m3). Giá trị sản xuất trên 1 ha đất trồng rừng kinh tế đạt bình quân 22,2 triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra, việc xuất khẩu sản phẩm chế biến từ gỗ trên địa bàn huyện ngày càng phát triển, mang lại giá trị kinh tế cao cho công nghiệp chế biến gỗ và người trồng rừng.

 Từ hiệu quả do kinh tế rừng mang lại, huyện xác định rõ công tác quản lý, bảo vệ rừng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Sơn Động. Chính vì vậy, trong những năm qua, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và tình hình thực tế trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương, Hạt Kiểm lâm địa bàn thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn chủ rừng thực hiện việc khai thác rừng trồng theo đúng quy định của Nhà nước, bảo đảm phòng, chống cháy rừng sau khai thác. Hằng quý, tham mưu cho UBND huyện kịp thời xây dựng, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành về công tác quản lý, phát triển rừng trên địa bàn. 

Xác định công tác tuyên truyền là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng chống, chữa cháy rừng, Hạt Kiểm lâm đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn xây dựng và phát sóng các bản tin tuyên truyền về Luật Lâm nghiệp; Đề án bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên trên địa bàn huyện giai đoạn 2022 - 2025. 

Chỉ tính trong năm 2022, huyện đã thực hiện tuyên truyền lưu động 65 buổi trên địa bàn các xã, thị trấn; tổ chức 2 hội nghị tuyên truyền, tập huấn kiến thức về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp, kiến thức phòng cháy, chữa cháy rừng; tổ chức 1 hội nghị huấn luyện sử dụng trang thiết bị, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy rừng; xây dựng 10 tin bài, phóng sự về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; duy trì tuyên truyền trên các bảng tin, biển báo bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn huyện… Nhìn chung, công tác tuyên truyền đã cơ bản truyền tải được chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng để cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và người dân biết và thực hiện.

Người dân xã Lệ Viễn trồng rừng kinh tế. (Ảnh chụp tháng 3/2021)
Người dân xã Lệ Viễn trồng rừng kinh tế. (Ảnh chụp tháng 3/2021)

Bảo vệ rừng bằng hương ước

Cùng với sự quan tâm, vào cuộc quyết liệt của chính quyền, ý thức bảo vệ rừng của người dân cũng được nâng cao. Tại nhiều địa phương trong huyện, đã có nhiều mô hình bảo vệ rừng hiệu quả. Một trong số đó là mô hình bảo vệ rừng bằng quy ước, hương ước. Theo tổng hợp của Hạt Kiểm lâm huyện, đến nay, 138/138 thôn có rừng của 17/17 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều đã xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước về bảo vệ rừng. Nhờ vậy, diện tích rừng tự nhiên đầu nguồn ở nhiều địa phương và các diện tích rừng khác được bảo vệ tốt. Từ đó, công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng được tăng cường, số vụ vi phạm lâm luật giảm đáng kể. 5 năm trở lại đây, trên địa bàn không xảy ra vụ cháy rừng nào.

Ông Lương Văn Bưởi, Tổ trưởng Tổ Bảo vệ rừng xã An Bá, huyện Sơn Động cho biết: “Trong hương ước, quy ước của các thôn nêu rõ, nếu hộ nào vi phạm sẽ xem xét khi bình bầu, xếp loại gia đình văn hóa hằng năm, đồng thời thường xuyên tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức giữ rừng". 

Từ khi hương ước, quy ước của các thôn được xây dựng, bổ sung nội dung bảo vệ rừng được triển khai thực hiện, trong những buổi tuần tra rừng đã có nhiều người dân tự giác, hăng hái tham gia, nâng cao ý thức trách nhiệm, vừa bảo vệ rừng cộng đồng, vừa bảo vệ rừng của gia đình mình. “Hương ước, quy ước bảo vệ rừng của các thôn, bản đóng vai trò rất quan trọng. Các quy định của hương ước, quy ước do người dân thống nhất xây dựng lên, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó cụ thể hóa các văn bản, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ rừng. Do vậy khi triển khai thực hiện đã phát huy hiệu quả thiết thực”, ông Hoàng Liên Sơn, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Sơn Động cho biết.

Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, Hạt Kiểm lâm huyện tiếp tục tham mưu với UBND huyện có văn bản chỉ đạo đến các xã, thị trấn. Căn cứ tình hình thực tiễn, từng bước điều chỉnh, bổ sung các quy định của hương ước, quy ước phù hợp với quy định của Luật Lâm nghiệp và các văn bản pháp luật liên quan đến công tác bảo vệ, phát triển rừng.

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.