Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Phóng sự

Người Bru Vân Kiều giữ rừng bằng hương ước

Khánh Ngân - 14:58, 05/04/2023

Với người Bru Vân Kiều ở thôn Prin Thành, xã A Dơi, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) rừng gắn bó mật thiết với cuộc sống của đồng bào. Bảo vệ rừng là “Bảo vệ môi trường sống cho con cháu mai sau”.

Trong rừng có nhiều cây gỗ lớn, quý và hệ động thực vật phong phú.
Trong rừng có nhiều cây gỗ lớn, quý và hệ động thực vật phong phú.

Năm 2019, thôn Prin C và thôn Hợp Thành sáp nhập thành thôn Prin Thành với 120 hộ, 570 nhân khẩu, trong đó đồng bào Bru Vân Kiều chiếm trên 90%. Năm 2006, cánh rừng tự nhiên nằm đầu nguồn con suối A Rờ Lao đã được Nhà nước giao cho thôn Prin C bảo vệ, gìn giữ. 

Để bảo vệ rừng, người người Bru Vân Kiều luân phiên nhau đi tuần tra, bảo vệ rừng. Trong quá trình tuần tra, nếu phát hiện có trường hợp phá rừng, người dân trong thôn sẽ tuyên truyền và nhắc nhở. Nếu họ không dừng lại mà vẫn tiếp tục phá rừng thì người dân thôn Prin Thành sẽ báo với lực lượng Công an, Kiểm lâm và lãnh đạo xã để có phương án xử lý. Đó là những thông tin mà Trưởng thôn Prin Thành Hồ Văn Chín khoe về công tác bảo vệ rừng của người Bru Vân Kiều.

Chiếc xe máy ì ạch “tải” anh Chín cùng tôi đi trên con đường ngoằn ngoèo để đến khu rừng đồng bào bảo vệ ở thôn Prin Thành. Một màu xanh bạt ngàn trải dài vô tận. Đi bộ vào sâu hơn, khu rừng có nhiều loại cây gỗ lớn. Có cây có đường kính chừng 2 người ôm không xuể. Trưởng thôn Hồ Văn Chín cho biết: “Không chỉ có rừng cây, ở trong này còn có nhiều loài thú: Khỉ, nai, lợn rừng, chim muông...”.

Rừng ở thôn Prin Thành có nhiều gỗ quý, hệ động vật còn phong phú, thế nhưng đã từ rất lâu không còn hiện tượng chặt phá trái phép. Đồng bào đã hiểu được tầm quan trọng của rừng đối với môi trường sống của chính mình.

“Bà con đã hiểu, bảo vệ rừng là bảo vệ môi trường sống cho con cháu mai sau”, trưởng thôn Chín chia sẻ.

Không chỉ 54 ha rừng tự nhiên được người Bru Vân Kiều thôn Prin Thành gìn giữ, mà có một rừng gỗ trắc quý hiếm cũng được đồng bào bảo vệ tốt. Khu rừng gỗ trắc đã tồn tại trên 50 năm. Nhờ được bảo vệ tuyệt đối nên khu rừng có nhiều cây cao lớn, thân cây khoảng 1 người ôm. Có thời điểm gỗ trắc được bán theo kg nhưng người dân trong thôn ai cũng quyết tâm bảo vệ rừng. Ngay cả “lâm tặc” cũng không dám đụng đến, vì rừng được đồng bào bảo vệ nghiêm ngặt bằng hương ước.

Ông Hoàng Khánh Hòa - Phó Chủ tịch UBND xã A Dơi, huyện Hướng Hóa cho biết: Người dân ở thôn Prin Thành có truyền thống ý thức bảo vệ rừng rất tốt. Riêng khu trắc hiếm có được đồng bào bảo vệ nghiêm ngặt hàng chục năm nay. Cùng với sự chung tay bảo vệ của người dân, chính quyền địa phương cũng đồng hành, tuyên truyền vận động bà con tiếp tục phát huy truyền thống bảo vệ rừng.

Rừng gỗ trắc quý hiếm được đồng bào thôn Prin Thành bảo vệ bằng hương ước.
Rừng gỗ trắc quý hiếm được đồng bào thôn Prin Thành bảo vệ bằng hương ước

Xen kẽ giữa các gốc cây là vô số ngôi mộ của 10 dòng họ trong thôn, khu rừng này còn được gọi là “rừng ma”. Để không bị ai xâm hại, 10 dòng họ ở thôn Prin Thành đã có hương ước để bảo vệ khu “rừng ma”. Hương ước quy định, nếu ai chặt phá cây sẽ bị 10 dòng họ xử phạt cúng dê, lợn, gà. Nếu làm ảnh hưởng đến mồ mả thì bị phạt cúng 1 con bò. Khu “rừng ma” này được người dân trong thôn chăm sóc, dọn dẹp và phát quang thường xuyên nên cũng không để xảy ra cháy.

Già làng Hồ Văn Cơn cho biết: Có thời gian rừng trắc bị những người buôn gỗ nhòm ngó. Họ còn kêu người ở thôn ra giá để họ mua nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm không bán để bảo vệ rừng trắc.

Khu rừng gỗ trắc ở thôn Prin Thành được xem là khu rừng duy nhất ở Quảng Trị hiện còn nhiều gỗ trắc quý hiếm. Trước áp lực từ những cuộc ngã giá của những tay buôn gỗ, sự thèm khát của “lâm tặc” nhưng người Bru Vân Kiều ở thôn Prin Thành vẫn bảo vệ tốt rừng. Trắc mọc tự nhiên nên lớp lớp sinh trưởng kế nhau. Có cây to bằng người ôm, có cây bằng cột nhà, cây lại mới vượt quá đầu người. Mùa này trắc thay lá, đẹp đến nao lòng.

Tin cùng chuyên mục
Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và "thắp lửa" đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu

Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và "thắp lửa" đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu

Ở tuổi 60, nhưng ngay từ thuở 15, 16, ông Kha Văn Hưng đã say mê với nhạc cụ truyền thống dân tộc Thái của mình. Bao năm qua, ông dành biết bao tâm sức học hỏi để sử dụng, chế tác được nhiều loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào. Điều ông Hưng trăn trở, mong mỏi nhất là thế hệ trẻ trong bản tiếp nối truyền thống cha ông để giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.