Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Phóng sự

Chuyện về những thanh niên DTTS rời làng

Tấn Sỹ - Thanh Huyền - 09:52, 14/02/2020

Sau 3 năm thực hiện Quyết định số 3577/QĐ-UBND, ngày 14/10/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam quy định “Về chính sách hỗ trợ đào tạo lao động cho chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020” đã có hơn 4.000 thanh niên DTTS ở Quảng Nam rời làng xuống phố làm công nhân, cuộc sống của họ đã bước sang trang mới. Với cách làm hay, đã cho thấy sức bật của một chính sách giảm nghèo được coi là điểm sáng cần nhân rộng.

Hiệu quả từ việc triển khai chính sách giảm nghèo đã làm thay đổi diện mạo các bản làng tại xã Trà Bui, huyện Bắc Trà Mi, Quảng Nam
Hiệu quả từ việc triển khai chính sách giảm nghèo đã làm thay đổi diện mạo các bản làng tại xã Trà Bui, huyện Bắc Trà Mi, Quảng Nam

Bài 2: Hiệu quả của một chính sách giảm nghèo

Sự vào cuộc đồng bộ

Để người dân có thể nắm bắt được chính sách, các huyện miền núi đã triển khai công tác tuyên truyền tới tận thôn, bản. Kết hợp với đó, là các đoàn thể động viên thanh niên vượt qua rào cản tâm lý để rời làng đi làm. Từ việc lấy những điển hình trong học nghề và đi làm quay trở về lại địa phương tuyên truyền chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm… đã giúp người dân, nhất là nam, nữ thanh niên trong độ tuổi lao động tin tưởng và làm theo.

Trong quá trình thực hiện nghị quyết, tỉnh Quảng Nam còn quy định rõ trách nhiệm của các huyện miền núi trong quản lý lao động của địa phương mình. Chính quyền các huyện miền núi được giao nhiệm vụ hằng tháng trực tiếp chi trả, thăm hỏi động viên lao động. Cách làm này vừa giúp người lao động yên tâm, đồng thời phối hợp với gia đình, cơ sở đào tạo nghề, doanh nghiệp, giải quyết những vướng mắc, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho công nhân làm việc.

Chính quyền địa phương, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp là 3 yếu tố tạo nên thành công của Quảng Nam trong thực hiện chính sách. Trong đó, cơ sở đào tạo nghề được xem như là cầu nối giải quyết lao động DTTS cho địa phương, đồng thời cũng là nơi cung cấp nguồn lao động có tay nghề đã qua đào tạo cho doanh nghiệp.

Điển hình như, Trường Trung cấp nghề Thanh niên Dân tộc miền núi Quảng Nam có trụ sở tại xã Cà Dy, huyện Nam Giang hiện đang có hơn 450 thanh niên nam, nữ DTTS ở 9 huyện miền núi Quảng Nam theo học nghề. Khi học, nhà trường hỗ trợ tất cả mọi chi phí, từ việc ăn ở, đi lại, đến kinh phí học nghề. Bằng nhiều cách làm riêng trong tư vấn, tuyển sinh, phối hợp đào tạo, ký kết thỏa thuận với địa phương, doanh nghiệp, 3 năm qua, Trường Trung cấp nghề Thanh niên Dân tộc miền núi Quảng Nam, đã đào tạo 20 khóa, với hơn 2.000 lao động. Tất cả các em sau khi ra trường đều được bố trí việc làm ổn định tại nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Quảng Nam.

Doanh nghiệp chi trả chế độ cho người lao động
Doanh nghiệp chi trả chế độ cho người lao động

Sức bật của một chính sách giảm nghèo

Sau 3 năm thực hiện chính sách đào tạo nghề, hơn 4.000 thanh niên DTTS ở Quảng Nam đã rời làng xuống phố làm công nhân và cuộc sống của họ đã bước sang trang mới. Mức thu nhập bình quân của mỗi lao động DTTS 5 - 7 triệu đồng/tháng. Ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tư duy lao động sản xuất, tính tiết kiệm… đã và đang dần hình thành trong tư duy, nhận thức của họ. Mỗi lao động người DTTS được hỗ trợ bình quân 11 triệu đồng/người từ đào tạo, đến chi phí sinh hoạt. Sau 3 năm, tỉnh Quảng Nam đã bố trí tới 44 tỷ đồng cho các đối tượng lao động này.

Từ 27.800 hộ nghèo toàn tỉnh năm 2016, đến cuối năm 2019 Quảng Nam giảm còn dưới 25.650 hộ nghèo. Tỷ lệ giảm nghèo nhanh đã thể hiện tính đúng đắn của chủ trương chuyển dịch lao động từ miền núi xuống đồng bằng mà Quảng Nam đã và đang triển khai.

Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: Kinh nghiệm của Quảng Nam là đưa con em đến các doanh nghiệp, đến cơ sở đào tạo nghề để tham quan, hiểu trước môi trường, như vậy sẽ giúp các em cảm nhận ban đầu, tự tin khi chính thức bước vào đào tạo nghề để sau này ra làm việc.

“Rời làng xuống phố làm công nhân” và “mang tác phong công nghiệp ở phố về làng”… được coi là mối quan hệ giao thoa, cộng hưởng, để góp phần thay đổi diện mạo nông thôn miền núi, mang đến cuộc sống ấm no, văn minh hơn cho đồng bào DTTS Quảng Nam.

Từ 27.800 hộ nghèo toàn tỉnh năm 2016, đến cuối năm 2019 Quảng Nam giảm còn dưới 25.650 hộ nghèo. Tỷ lệ giảm nghèo nhanh đã thể hiện tính đúng đắn của chủ trương chuyển dịch lao động từ miền núi xuống đồng bằng mà Quảng Nam đã và đang triển khai.


Tin cùng chuyên mục
Đổi thay ở Lân Quan

Đổi thay ở Lân Quan

Từng là một xóm vùng sâu đầy gian khó của người Mông, hôm nay Lân Quan, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã có nhiều đổi thay. Phấn khởi hơn, là sự thay đổi tư duy nhận thức của đồng bào Mông trong việc nắm bắt cơ hội, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống gia đình, thôn xóm ngày càng phát triển