Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Chuyện về những thầy giáo ở điểm trường Kể Cả

Trọng Bảo - 18:53, 07/12/2021

Bản Kể Cả là nơi xa nhất của xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái). Ở nơi xa xôi ấy, đời sống của đồng bào còn vô vàn khó khăn, không điện, không sóng điện thoại…; Nhưng ở nơi ấy, có các thầy giáo đang ngày đêm miệt mài mang tri thức đến với những đứa trẻ và có những đứa trẻ luôn khát khao được học con chữ.

Điểm trường Kể Cả chủ yếu lớp học là nhà gỗ, nhà lắp ghép được xây dựng từ khá lâu
Điểm trường Kể Cả chủ yếu lớp học là nhà gỗ, nhà lắp ghép được xây dựng từ khá lâu

Bản Kể Cả cách trung tâm huyện Mù Cang Chải 60km, và điểm trường Kể Cả được coi là điểm trường khó khăn nhất của ngành Giáo dục tỉnh Yên Bái. Đây là nơi học tập hằng ngày của 104 đứa trẻ là con em đồng bào dân tộc Mông. 

Thầy giáo Phạm Tiến Quảng, Hiệu trưởng Trường PTDT Bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở xã Chế Tạo cho biết: Điểm trường Kể Cả, là nơi học tập của con em các bản Kể Cả, Háng Tày và Pú Vá của xã Chế Tạo. Do điểm trường ở xa, đường sá đi lại khó khăn lên nhà trường bố trí 6 thầy giáo vào đây dạy học cho các em.

Vượt qua khó khăn các thầy giáo ở Kể Cả vẫn ngày đêm miệt mài mang tri thức đến với con trẻ vùng cao
Vượt qua khó khăn các thầy giáo ở Kể Cả vẫn ngày đêm miệt mài mang tri thức đến với con trẻ vùng cao

Trong 6 thầy giáo ở điểm trường thì có 4 thầy là người Mông. Dù khó khăn nhưng các thầy đều cố gắng vượt qua, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đáng phấn khởi nhất là, trước kia học sinh ở đây đa số có học lực trung bình, lực học yếu, thì đến nay, số học sinh đạt loại khá trở lên đã chiếm gần 30%, tỷ lệ chuyên cần luôn đạt từ 98 - 100%, tình trạng học sinh bỏ học không còn. 

"Nhiều thế hệ học sinh học tập tại đây, tiếp tục đi học cao hơn và đã trưởng thành, có cuộc sống thành đạt, ổn định và đang làm việc, cống hiến tại nhiều nơi”, thầy Quảng cho biết thêm.

Công tác ở điểm trường này đã hơn 10 năm, thầy giáo Giàng A Giống là 1 trong 4 thầy giáo người Mông. Nhà thầy Giống ở bản Háng Tày, cách điểm trường 4 km. Là người con của bản Mông, từng được học những chữ cái đầu tiên tại điểm trường này, nên thầy Giống thấu hiểu sự thiệt thòi của những đứa trẻ ở đây.

“Sau khi tốt nghiệp trường Sư phạm, mình đã tình nguyện xin về đây công tác, với mong muốn mang cái chữ đến cho con em đồng bào mình, để sau này các em có thêm sự hiểu biết, có kiến thức để cuộc sống đỡ vất vả hơn…”, thầy Giống tâm sự.

Ngoài dạy học, các thầy cũng là đầu bếp mang đến cho các em học sinh những bữa cơm nóng hổi
Ngoài dạy học, các thầy cũng là đầu bếp mang đến cho các em học sinh những bữa cơm nóng hổi

Trước đây, thầy giáo Đinh Huy Dũng từng công tác ở xã có điều kiện tốt hơn, gần trung tâm huyện hơn. Tuy nhiên, khi được điều động về điểm trường Kẻ Cả, một nơi không điện, không sóng điện thoại thầy Dũng sẵn sàng lên đường nhận nhiệm vụ, với mong muốn duy nhất, đó là góp phần nhỏ bé của mình đưa tri thức đến với con em đồng bào các dân tộc. Và, năm học 2021 - 2022 cũng là năm thứ ba thầy Dũng gắn bó với bản vùng cao này.

Điểm trường Kể Cả được thành lập từ năm học 1996 - 1997. Trong giai đoạn này, cũng đã có hàng trăm lượt giáo viên đến công tác, cống hiến và rồi chuyển đi nơi khác. Do đây là điểm trường khó khăn nhất, nên cũng là điểm trường duy nhất giáo viên được cử đến đây công tác đều là thầy giáo.

“Với đặc thù là học sinh tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3, các con còn khá nhỏ lại ăn ở và học tập tại trường, nên chúng tôi ngoài dạy chữ còn phải vào vai "các bà mẹ", bảo ban chăm sóc các con từng tí một, trong cả một tuần các con ăn học tại trường”, thầy Dũng chia sẻ.

Niềm vui của các em học sinh khi tới lớp tới trường
Niềm vui của các em học sinh khi tới lớp tới trường

Theo Trưởng bản Kể Cả - Sùng A Ký, bên cạnh những thầy giáo vì hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn phải xin chuyển công tác, thì có rất  nhiều thầy sẵn sàng nhận nhiệm vụ, kiên trì bám trường, bám bản để dạy từng con chữ cho học sinh. Bà con trong bản rất yêu quý và biết ơn các thầy giáo. Các thầy đã chấp nhận những khó khăn cả về vật chất và tinh thần để bám trường, bám bản dạy chữ cho con em đồng bào. 

"Điều bà con đang ao ước là nơi đây sớm có điện lưới, có sóng điện thoại để cuộc sống của bản bớt khó khăn, để các thầy bớt thiệt thòi khi vào đây dạy học cho con em đồng bào...", Trưởng bản Sùng A Ký nói.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.