Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Cô giáo người Dao có tấm lòng cao đẹp

Huy Toán - 10:31, 13/10/2020

Với mong muốn “Luyện nét chữ, rèn nết người” giúp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, từ năm 2018 đến nay, cứ mỗi tối thứ Bảy, hàng chục em học sinh con em đồng bào Tày ở xã Phương Độ, TP. Hà Giang (Hà Giang) lại tập trung về nhà văn hóa thôn Tha của xã để tham gia lớp luyện chữ đẹp miễn phí của cô giáo người Dao Triệu Thị Đào.

Cô giáo Triệu Thị Đào đang hướng dẫn các học trò viết chữ đẹp
Cô giáo Triệu Thị Đào đang hướng dẫn các học trò viết chữ đẹp

Lớp học luyện chữ đẹp là ý tưởng do cô giáo Triệu Thị Đào, hiện là giáo viên Trường Tiểu học Minh Khai, TP. Hà Giang khởi xướng. Ban đầu lớp do 3 cô giáo trực tiếp đứng lớp, giúp uốn nắn chữ viết và kỹ năng sống cho các em. Nhưng qua gần 3 năm, 2 cô giáo khác bận việc gia đình, chỉ còn cô giáo Đào kiên trì đứng lớp. Để bảo đảm duy trì lớp, cô giáo Đào đã vận động thêm một cô giáo nữa cùng tham gia luyện chữ cho các em.

Đều đặn mỗi tối thứ Bảy, cô Đào đi về hơn chục km để đem con chữ và tình yêu thương dành cho các em học sinh nơi khó khăn. Với sự nhiệt tình của cô, lớp học lúc nào cũng thu hút từ 20 - 30 em tham gia mỗi tối.

Được biết, năm 2017 cô Đào đã từng mở một lớp luyện viết chữ đẹp cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở phường Minh Khai, TP. Hà Giang. Sau đó cô tham mưu, phối hợp với Thành đoàn Hà Giang chuyển sang mở lớp dạy viết chữ đẹp miễn phí ở xã Phương Độ. Việc làm của cô giáo Đào được Thành đoàn Hà Giang rất ủng hộ và thường xuyên động viên, khích lệ thông qua việc hỗ trợ thêm sách vở, đồ dùng học tập cho lớp học.

Ghi nhận nỗ lực cống hiến và tấm lòng của cô Đào, Thành đoàn Hà Giang đã tặng cô Giấy khen. Chương trình “Việc tử tế” của Đài Truyền hình Trung ương VTV cũng đã xây dựng một chương trình biểu dương việc làm cao đẹp của cô giáo Triệu Thị Đào.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.