Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn của nhà nông

Cỏ roi ngựa - Vị thuốc quý đến từ thiên nhiên

Như Ý - 19:39, 13/07/2023

Cỏ roi ngựa còn có tên gọi khác là mã tiền thảo, nhả tháng én (Tày), Rgồ mí (Cơ Ho), Verveine (Pháp)… có vị đắng, tính mát. Trong dân gian, cỏ roi ngựa thường được sử dụng để giải độc, hoạt huyết, tán ứ, thông kinh, tiêu trùng... Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng cỏ roi ngựa mời các bạn tham khảo.

 Trong dân gian, cỏ roi ngựa thường được sử dụng để giải độc, hoạt huyết, tán ứ, thông kinh, tiêu trùng...
Trong dân gian, cỏ roi ngựa thường được sử dụng để giải độc, hoạt huyết, tán ứ, thông kinh, tiêu trùng...

Phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ: Chuẩn bị 15g cỏ roi ngựa, 10g cam thảo. Đem cả dược liệu đi sơ chế, sau đó cho vào nồi sắc cùng với 200 ml nước, sắc với nhỏ lửa đến khi cạn còn khoảng 100 ml thì ngưng. Chia làm 3 lần uống trong ngày trước các bữa ăn chính 30 phút. Kiên trì thực hiện trong vòng 1 tuần để tăng tính hiệu quả tốt hơn.

Trị bệnh cổ trướng: Sử dụng cỏ roi ngựa giã nát, nấu với nước dùng uống khi còn nóng.

Trị bạch hầu: Dùng cỏ roi ngựa khô 30 - 50g, sắc lấy khoảng 300 ml nước thuốc. Người lớn mỗi lần uống 150 ml, ngày uống 2 lần, liên tục 3 - 5 ngày, trẻ em 8 - 14 tuổi mỗi lần uống 100 ml, ngày uống 2 lần, liên tục 3 - 5 ngày; trẻ nhỏ dưới 8 tuổi mỗi lần uống 50 ml, ngày uống 2 lần, liên tục 3 - 5 ngày.

Trị sốt rét: Dùng cỏ roi ngựa khô 30 - 60g, sắc nước uống. Trước và sau lúc lên cơn sốt 1 - 2 giờ uống 1 lần.

Chữa phát sốt, cảm cúm: Sử dụng 50g cỏ roi ngựa, thanh ca, khương hoạt, mỗi vị 25g, sắc ngập nước đến khi còn 2 bát con thì chia thành 2 lần dùng uống trong ngày. Ngoài ra, có thể mang các vị thuốc thái nhỏ, hãm nước sôi dùng uống như trà.

Nếu người bệnh sốt, cảm kèm theo đau rát cổ họng có thể gia thêm 15g cát cánh, sắc uống để tăng hiệu quả.

(Tổng hợp) Cỏ roi ngựa- Vị thuốc quý đến từ thiên nhiên 1

Chữa viêm họng, đau họng, họng sưng đau rát: Sử dụng cành và lá cỏ roi ngựa, giã lấy nước, vắt phần nước cốt, bỏ bã, cho thêm một lượng sữa tươi vừa đủ, khuấy đều. Dùng ngậm và nuốt từng ngụm nhỏ để cải thiện tình trạng viêm họng.

Điều trị mụn nhọt, viêm da mủ, ngứa da: Sử dụng cỏ roi ngựa, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt dùng uống. Phần bã có thể đắp trực tiếp lên vết thương, mụn nhọt đến khi khỏi.

Chữa bệnh vàng da: Dùng rễ cỏ roi ngựa tươi hoặc toàn cây tươi 50g, sắc lấy nước, bỏ bã, pha thêm đường, chia thành 3 phần uống trong ngày; nếu vùng gan trướng đau thêm sơn tra 15g, cùng sắc uống.

Hoặc: Chuẩn bị 60g cỏ roi ngựa khô (nếu dùng tươi thì 30g). Mang dược liệu đi rửa sạch để loại bỏ đất cát rồi cho vào ấm sắc cùng với 500 ml. Sau đó, lọc bỏ bã và cho thêm đường vào cho dễ uống, chia làm 3 lần uống mỗi ngày sau khi ăn. Nếu bạn cảm thấy vùng gan sưng hoặc trướng to gây đau nhức thì có thể cho thêm 10g sơn trà vào sắc chung để tăng tính hiệu quả.

(Tổng hợp) Cỏ roi ngựa- Vị thuốc quý đến từ thiên nhiên 2

Chữa trĩ nội: Dùng cỏ roi ngựa, rau dền gai, mỗi thứ 20g, sắc nước uống thay trà trong ngày, liên tục trong nhiều ngày.

Chữa hạ bộ lở ngứa: Dược liệu 80g, hạt xà sàng 40g, đun sôi với nước rồi xông vào chỗ ngứa, sau lấy nước đó rửa, ngày 1 lần.

Chữa viêm cầu thận mạn tính: Chuẩn bị cỏ roi ngựa 500g, bồ hóng bếp 400g, vỏ bưởi đào 600g, bích ngọc đơn 400g, ích mẫu 300g, quế thanh, bạch phản, đại hồi, thảo quả, mỗi vị 200g, khô phàn 200g. Đem cỏ roi ngựa và ích mẫu nấu cao, rồi trộn với bột các dược liệu khác làm thành viên bằng hạt hồ tiêu. Ngày dùng 40g liên tục

Chữa đái gắt buốt: Cỏ roi ngựa 20g, mã đề 20g. Sắc uống trong ngày.

Trị viêm khoang miệng: Dùng cỏ roi ngựa tươi 30g, sắc nước, uống thay trà trong ngày.

Chữa ngộ độc thực phẩm: Lấy 1 nắm to cỏ roi ngựa sắc uống.

(Tổng hợp) Cỏ roi ngựa- Vị thuốc quý đến từ thiên nhiên 3

Chữa kinh nguyệt không đều: Sử dụng cỏ roi ngựa tươi 40g, ngải cứu 25g, ích mẫu 200g, cỏ tháp bút 10 g, sắc thành nước, dùng uống 2 lần trong ngày. Uống trước khi hành kinh 10 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chữa đau bụng kinh: Sử dụng cỏ roi ngựa 30g, huyền sâm, bạch thược, sinh địa hoàng, địa cốt bì, xuyên luyện tử, trinh nữ tử, mỗi vị 15g, cỏ nhọ nồi 12g, Uất kim 5g, mẫu đơn bì 12g.

Trong trường hợp tình trạng đau nhẹ, có thể dùng 30g cỏ roi ngựa uống với 30g ích mẫu. Sắc uống 3 thang thuốc trong những ngày trước khi kỳ kinh nguyệt để thấy hiệu quả điều trị.

Chữa nhọt vú, tắc tia sữa, sưng đau: Cỏ roi ngựa một nắm, gừng sống 1 củ, giã nhỏ, chế vào 1 chén rượu, vắt lấy nước cốt uống, bã đắp chỗ đau.

(Tổng hợp) Cỏ roi ngựa- Vị thuốc quý đến từ thiên nhiên 4

Trị viêm khớp, bong gân: Sử dụng cỏ roi ngựa tươi đem giã nhuyễn rồi đắp lên vùng bị bong gân và băng cố định lại. Ngày làm 2 lần cho đến khi hết sưng tan máu bầm.

Trị viêm xoang: Sử dụng cỏ roi ngựa kết hợp hoa cao Châu Âu và me chua, một lượng bằng nhau. Đem tất cả dược liệu sắc nước uống trong ngày.

Lưu ý

Phụ nữ mang thai phải thận trọng khi sử dụng.

Người mắc chứng thấp nhiệt và huyết nhiệt, nhưng tỳ âm hư mà vị khí suy nhược không nên dùng.

Cỏ roi ngựa là vị thuốc tiêu viêm, giải độc, giảm khuẩn, giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, dược liệu có chứa một lượng độc nhẹ. Do đó, người dùng vui lòng trao đổi với bác sĩ về cách dùng và liều lượng phù hợp.

Tin cùng chuyên mục
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Vào thời điểm giao mùa, sức đề kháng của gà giảm nên dễ mắc phải các bệnh phổ biến do sự thay đổi về thời tiết và môi trường. Bà con cần chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống bệnh để đảm bảo đàn vật nuôi luôn khỏe mạnh. Để việc nuôi đạt được hiệu quả tối ưu trong chăn nuôi mời bà con tham khảo hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa sau đây.