Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Cốm nương Na Lo đang bí đầu ra

Tráng Xuân Cường - 16:34, 15/09/2021

Thời điểm này, khi những thửa ruộng đã bắt đầu ngả vàng cũng là lúc đồng bào dân tộc Tày vùng cao Bắc Hà (Lào Cai) bước vào mùa làm cốm. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, làng nghề cốm nổi tiếng Na Lo nói riêng, người dân làm cốm Bắc Hà nói chung gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm cốm nương.

Khắp các nương đồi vùng cao Bắc Hà, lúa đang chuyển màu vàng, báo hiệu mùa làm cốm bắt đầu.
Khắp các nương đồi vùng cao Bắc Hà, lúa đang chuyển màu vàng, báo hiệu mùa làm cốm bắt đầu.

Từ bao năm nay, sản phẩm cốm Bắc Hà, nhất là sản phẩm cốm ở làng nghề thôn Na Lo (xã Tả Chải) hay ở các xã Na Hối, xã Bản Liền đã trở nên gần gũi, được người tiêu dùng, nhất là Hà Nội, TP. Lào Cai, Phú Thọ... ưa chuộng. Cốm Na Lo do đồng bào Tày chế biến khác hẳn với cốm vùng khác bởi những hạt cốm được làm từ giống lúa nếp địa phương trồng trên nương, vùng khí hậu lạnh, thời vụ kéo dài nên hạt cốm mềm và có vị ngọt thanh mát. Cốm thường được làm theo phương pháp truyền thống nên hạt cốm dẻo, màu xanh tự nhiên, đặc biệt là có hương thơm độc đáo. 

Ngày trước, cốm và khẩu rang thường được làm vào dịp trước vụ thu hoạch để tổ chức lễ cơm mới. Còn hiện nay, 2 món ăn này đã trở thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn ở Bắc Hà, được thị trường ưa chuộng.

Từ cuối tháng 8 là bắt đầu vào mùa làm cốm. Các gia đình thường làm cốm vào 2 khung giờ trong ngày, đó là buổi trưa để kịp đem bán vào buổi chợ chiều và làm ban đêm để kịp phiên chợ sớm. Tuy nhiên hiện nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hầu như không có khách du lịch từ địa phương khác lên Bắc Hà, nên phần lớn sản phẩm cốm Bắc Hà được người dân mang bán vào ngày Chủ nhật tại chợ phiên trung tâm huyện.

Công việc làm cốm Na Lo chủ yếu do phụ nữ Tày đảm nhiệm.
Công việc làm cốm Na Lo chủ yếu do phụ nữ Tày đảm nhiệm.

Gia đình anh Vàng Văn Tân (dân tộc Tày) thôn Na Lo là một ví dụ. Từ nhiều năm nay, gia đình anh Tân chủ yếu sống bằng nghề nông, có nghề phụ làm cốm, thỉnh thoảng anh Tân làm hướng dẫn viên cho các khách du lịch tại xã Tà Chải. Nhà anh Tân có 2 mảnh nương nhỏ trồng nếp nương và 1 mảnh ruộng nhỏ để trồng lúa nếp ruộng. Tất cả diện tích trồng lúa này đều được hái non để làm cốm. Những năm trước khi chưa có dịch Covid-19, anh Tân bán cốm tại chợ địa phương và qua zalo, facebook, mỗi vụ cũng thu được từ 25-30 triệu đồng.

Cốm Na Lo- đặc sản vùng cao Bắc Hà
Cốm Na Lo- đặc sản vùng cao Bắc Hà

Năm nay đã bắt đầu vào vụ cốm, nhưng rất ít người mua. Lượng khách quen hằng năm vẫn đặt qua zalo, facebook, điện thoại nhưng chủ yếu chỉ vận chuyển ra được TP. Lào Cai. Còn Hà Nội và một số địa phương đang trong thời kỳ giãn cách xã hội, xe không lưu thông nên không thể gửi được hàng. “Bây giờ mới đầu vụ cốm  tiêu thụ còn khó khăn lắm. Bà con chỉ mong khi vào chính vụ cốm - từ giữa tháng 9 đến tháng 10, dịch bệnh bớt phức tạp để  cốm Bắc Hà tìm được "đầu ra" phục vụ nhu cầu của khách hàng”, anh Tân chia sẻ.

Chung tay gỡ khó cùng bà con, chính quyền xã Tả Chải cũng đang có các giải pháp tích cực. Bà Sèn Thị Xuân, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tả Chải cho biết: Hội Nông dân xã tăng cường tuyên truyền, vận động các hộ dân giới thiệu và bán sản phẩm cốm trên nền tảng  zalo, faceboook; Tham mưu cho chính quyền xã kế hoạch, xúc tiến xây dựng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đối với cốm Na Lo để quảng bá thương hiệu, giúp bà con nông dân địa phương tiêu thụ sản phẩm cốm dễ dàng hơn.

Người dân Na Lo làm cốm
Người dân Na Lo làm cốm

 

Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân. Đặc biệt, nhiều hộ dân tộc thiểu số (DTTS) đã nỗ lực lao động sản xuất, khai thác bản sắc văn hóa dân tộc, lợi thế của địa phương, liên kết tạo nên các sản phẩm OCOP có giá trị, góp phần nâng cao thu nhập.