Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Công tác dân tộc nhìn từ cơ sở

Nhóm phóng viên - 20:35, 30/01/2022

Trong việc thực hiện chính sách dân tộc, các cơ quan làm công tác dân tộc ở địa phương có vai trò rất quan trọng. Họ không chỉ là cơ quan trực tiếp triển khai các chính sách từ Trung ương mà còn tham mưu đắc lực cho chính quyền ban hành những chính sách đặc thù phù hợp với tình hình thực tế. Từ đó, phát huy cao nhất hiệu quả chính sách dân tộc, góp phần đưa vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển. Trước thềm năm mới 2022, Báo Dân tộc và Phát triển xin giới thiệu một số hoạt động nổi bật thời gian qua của cơ quan làm công tác dân tộc địa phương.

Với vai trò, trách nhiệm của mình, các cơ quan công tác dân tộc tại cơ sở đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, nâng cao đời sống vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Với vai trò, trách nhiệm của mình, các cơ quan công tác dân tộc tại cơ sở đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, nâng cao đời sống vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Thái Nguyên: Kịp thời đề xuất Đề án riêng, phù hợp

Những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh đã phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh nhiều chính sách đặc thù, hiệu quả. Trong đó, đặc biệt phải kể đến, từ sự tham mưu của Ban Dân tộc, ngày 16/9/2014, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 2037/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất và đời sống các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020” (Đề án 2037).

Đề án đã hỗ trợ 26 xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Theo đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ giống ngô lai, phân bón với kinh phí 14,91 tỷ đồng; ngân sách tỉnh cho vay vốn hơn 7,3 tỷ đồng và hỗ trợ trồng cỏ phát triển chăn nuôi trâu, bò 1,3 tỷ đồng; hỗ trợ 1 tỷ đồng trồng hơn 40ha cây ăn quả...

Từ thực hiện Đề án 2037, Ban Dân tộc đã rút được nhiều kinh nghiệm để tham mưu cho các cấp, ngành, tiếp tục thực hiện chính sách dân tộc hiệu quả trong giai đoạn tiếp theo. Cụ thể, đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp các sở, ngành theo nhiệm vụ quản lý Nhà nước được giao, ban hành văn bản đề nghị các huyện thuộc phạm vi, đối tượng thụ hưởng của các dự án rà soát, xây dựng danh mục, chuẩn bị các bước đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công. Đến nay, Ban Dân tộc đã phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh tổng hợp nhu cầu vốn và cam kết giải ngân vốn đầu tư công năm 2021, 2022 theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương CTMTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 – 2030, với tổng số vốn cam kết giải ngân trên 335 tỷ đồng...

Quảng Bình: Chủ động tham mưu phòng, chống dịch

Trong đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 lần thứ 3 năm 2021, lần đầu tiên vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Bình xuất hiện các ổ dịch tại bản Cha Lo, bản K-Ai, xã Dân Hóa (huyện Minh Hóa) với nhiều ca dương tính. Ban Dân tộc tỉnh đã chủ động nắm tình hình cơ sở, kịp thời tham mưu đề xuất với UBND tỉnh triển khai các chính sách phân bổ kinh phí, đảm bảo an sinh cho đồng bào DTTS thuộc diện giãn cách xã hội.

Qua đó, đồng bào dân tộc Chứt ở bản Cha Lo, Bản K - Ai được hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm đầy đủ. Ngoài ra, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình còn vận động công chức, viên chức, người lao động và các doanh nghiệp kinh phí để mua nhu yếu phẩm hỗ trợ được 329 hộ đồng bào DTTS.

Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, đồng bào đã hiểu hơn về vai trò, ý nghĩa của việc giãn cách, yên tâm phòng chống dịch, hạn chế dịch bệnh lây lan rộng trong vùng đồng bào DTTS.

Đặc biệt, trong 2 năm qua, Ban Dân tộc tỉnh đã và đang triển khai đầu tư 8 công trình cơ sở hạ tầng trong vùng đồng bào dân tộc Chứt, với tổng kinh phí hơn 15,7 tỷ đồng được tỉnh phân bổ năm 2020 chuyển nguồn thực hiện năm 2021. Năm 2022, Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục triển khai các dự án như: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt…, để ổn định đời sống trong đồng bào DTTS.

Kon Tum: Bảo tồn, phát huy bản sắc truyền thống DTTS từ chính chủ thể

Là tỉnh có đông thành phần DTTS ở phía Bắc Tây Nguyên, cộng đồng các dân tộc tỉnh Kon Tum có nhiều nét văn hóa đặc thù. Nhưng việc bảo tồn văn hóa cũng gặp không ít khó khăn, các nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, rèn, đan lát… đã mai một rất nhiều, trong khi đó, nghệ nhân truyền dạy đã lớn tuổi và sống rải rác ở nhiều địa phương, nên khi tập hợp nghệ nhân để mở lớp truyền dạy rất khó. Đó là chưa nói mỗi dân tộc có những đặc trưng riêng nên nghệ nhân truyền đạt cũng khó mà chuẩn với từng dân tộc.

Xác định rõ điều này, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đã lồng ghép chính sách trong lĩnh vực văn hóa và chính sách dân tộc một cách hiệu quả. Một số nghề truyền thống như, dệt thổ cẩm, đan lát, truyền dạy cồng chiêng được phát huy; nhà Rông, chiêng đặc thù của một số dân tộc rất ít người được hỗ trợ nâng cấp để lưu giữ bản sắc văn hóa từng dân tộc.

Đến nay, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ sửa chữa, tôn tạo, xây dựng 446 nhà Rông truyền thống (lồng ghép nguồn kinh phí với "Đề án cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng một số công trình hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014 - 2020"); hỗ trợ các địa phương 15 bộ cồng chiêng; tổ chức 25 hội nghị tuyên truyền, vận động công tác bảo tồn và phát triển nghề truyền thống với 1.818 người tham gia... với tổng kinh phí là 2,6 tỷ đồng.

An Giang: Chủ động thực hiện chính sách Người có uy tín

Để triển khai tốt chính sách dân tộc trong thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo tỉnh nhiều chính sách, chương trình, dự án... cho vùng đồng bào DTTS.

Đặc biệt, Ban Dân tộc luôn quan tâm đến chính sách đối với Người có uy tín, bởi đây là lực lượng quan trọng, góp phần phát triển ổn định và toàn diện vùng đồng bào DTTS. Theo đó, xét quy định mức phụ cấp theo hệ số từ 0,3 - 0,5 mức lương cơ sở để tạo điều kiện hỗ trợ cho các vị trong quá trình hoạt động, cấp thẻ bảo hiểm y tế, cấp phát báo để Người có uy tín làm tư liệu tuyên truyền. Người dân vùng sâu, vùng xa muốn tiếp cận văn bản Trung ương rất khó khăn nên mỗi tờ báo sẽ mang đến những tài liệu tuyên truyền kịp thời, hữu ích.

Để phát huy hiệu quả vai trò của Người có uy tín, Ban Dân tộc tỉnh An Giang cũng đã tham mưu với tỉnh, giao cho UBND huyện, UBND tỉnh xem xét quyết định chọn Người có uy tín theo đặc thù của mỗi địa phương. Mỗi thôn (ấp) đồng bào DTTS được xét, chọn từ 1 đến 2 Người có uy tín, không bắt buộc Người có uy tín phải là người lớn tuổi, phải trong giới chức sắc… sẽ hạn chế hạt nhân trẻ xứng đáng được bầu là Người có uy tín trong đồng bào DTTS.

Tin cùng chuyên mục
Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, phát triển kinh tế -xã hội đang là xu thế mới ở các bản làng vùng DTTS Nghệ An. Từ nét đẹp văn hóa truyền thống, những gùi măng, con gà, con lợn, hay các sản phẩm từ nghề truyền thống như đan lát, thổ cẩm... từng bước xuất hiện trên không gian mạng, không chỉ quảng bá giới thiệu, lan tỏa được bản sắc của đồng bào các DTTS đến được với nhiều khách hàng mà còn mang về nguồn thu tốt hơn cho bà con.