Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc - Tôn giáo

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Xây dựng một đội ngũ cán bộ năng lực, trưởng thành - Bài 3

Hà Anh - 17:59, 20/04/2025

Một trong những thành quả quan trọng, mang tính nền tảng và bền vững nhất của quá trình triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi chính là sự trưởng thành vượt bậc của đội ngũ cán bộ là người DTTS. Đây không chỉ là kết quả của quá trình hỗ trợ về vật chất, mà còn là thành tựu của một tầm nhìn chiến lược lâu dài về trao quyền, tạo cơ hội và bồi dưỡng năng lực cho chính con em trong cộng đồng.

Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) – nơi hội tụ cả khó khăn về địa lý, kinh tế và xã hội – thì việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực chính là chìa khóa để tạo ra những thay đổi thực chất và lâu dài.
Đối với vùng đồng bào DTTS – nơi hội tụ cả khó khăn về địa lý, kinh tế và xã hội – thì việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực chính là chìa khóa để tạo ra những thay đổi thực chất và lâu dài

Tạo nền móng từ chính sách giáo dục, đào tạo

Trong chiến lược phát triển toàn diện và bền vững, Đảng và Nhà nước ta từ lâu đã xác định rõ: Đầu tư vào con người là con đường căn cơ và hiệu quả nhất để thu hẹp khoảng cách vùng miền, khơi thông nội lực phát triển từ bên trong. Đặc biệt đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) – nơi hội tụ cả khó khăn về địa lý, kinh tế và xã hội – thì việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực chính là chìa khóa để tạo ra những thay đổi thực chất và lâu dài.

Với tầm nhìn đó, trong nhiều năm qua, hệ thống chính sách giáo dục – đào tạo dành cho đồng bào DTTS đã được triển khai mạnh mẽ và nhất quán. Điển hình là chế độ cử tuyển vào đại học, cao đẳng dành cho học sinh DTTS ở vùng đặc biệt khó khăn, thuộc hộ nghèo. Đây không chỉ là cơ hội học tập, mà còn là một hình thức trao quyền, tạo điều kiện để những học sinh tưởng chừng “không thể bước ra khỏi bản làng” có thể vươn đến giảng đường, tiếp cận tri thức hiện đại. Họ không phải thi đầu vào, được cấp học bổng, hỗ trợ sinh hoạt và cam kết bố trí công việc sau khi tốt nghiệp – một chính sách nhân văn và chiến lược.

Hiện nay, cả nước có trên 300 trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện và tỉnh. Gần 900 trường bán trú vùng khó khăn, với hàng chục nghìn học sinh được nuôi ăn, học tập nội trú miễn phí. Nhờ vậy, hàng vạn học sinh DTTS đã không còn phải chọn giữa "ở nhà phụ giúp cha mẹ" và "đến trường", mà có thể toàn tâm học tập, xây dựng tương lai. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ học sinh DTTS bỏ học tại các cấp đã giảm mạnh trong những năm gần đây – một minh chứng rõ ràng cho hiệu quả của chính sách.

Tính đến năm học 2024–2025, tỷ lệ học sinh DTTS cấp tiểu học bỏ học chỉ còn khoảng 0,03% – mức thấp kỷ lục, so với tỷ lệ trung bình 5–6% những năm trước đó. Đây là bước tiến vượt bậc, thể hiện rõ nỗ lực bền bỉ và quyết liệt của Nhà nước trong việc phổ cập giáo dục, tạo cơ hội đến trường cho mọi trẻ em, bất kể xuất thân hay điều kiện sống.

Không chỉ dừng lại ở bậc tiểu học, tỷ lệ bỏ học ở bậc trung học cơ sở trong cộng đồng DTTS cũng đã giảm xuống chỉ còn từ 1–2%. Trong bối cảnh nhiều gia đình miền núi vẫn còn khó khăn về kinh tế, đây là con số ấn tượng, thể hiện sự thay đổi trong nhận thức giáo dục của người dân, cũng như hiệu quả của hệ thống chính sách hỗ trợ học tập đã được triển khai đồng bộ.

Sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ người DTTS không chỉ dừng lại ở việc có mặt trong bộ máy chính quyền, mà còn thể hiện rõ ở năng lực hoạch định, tổ chức và lãnh đạo thực tiễn.
Sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ người DTTS không chỉ dừng lại ở việc có mặt trong bộ máy chính quyền, mà còn thể hiện rõ ở năng lực hoạch định, tổ chức và lãnh đạo thực tiễn

Thành quả này không chỉ giúp hàng vạn học sinh DTTS giữ vững con đường học tập, mà còn góp phần quan trọng trong việc xây dựng nguồn nhân lực có tri thức cho vùng khó khăn, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, và quan trọng hơn cả – khẳng định rằng không một đứa trẻ nào bị bỏ lại phía sau trên hành trình học tập, dù sinh ra ở đâu.

Mở rộng cơ hội khẳng định năng lực từ cơ chế tuyển dụng

Bên cạnh công tác đào tạo, chính sách sử dụng cán bộ người DTTS là một bước đi thể hiện cách tiếp cận toàn diện, nhân văn và chiến lược trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ. Việc ban hành các quy định trong Luật Cán bộ, công chức, cùng với các nghị quyết về tổ chức bộ máy và phân cấp tuyển dụng, đã tạo ra cơ hội lớn cho người DTTS tham gia vào hệ thống chính trị – hành chính. Những thay đổi này không chỉ nâng cao quyền lợi của cộng đồng DTTS mà còn tạo ra sự công bằng trong việc tiếp cận các cơ hội công tác và cống hiến cho sự nghiệp phát triển đất nước.

Tại nhiều địa phương, cán bộ người DTTS không chỉ làm việc ở các bộ phận hành chính sự nghiệp, mà còn đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo chủ chốt từ cấp xã, huyện, đến cấp tỉnh và Trung ương. Điều này không chỉ chứng minh sự trưởng thành vượt bậc về mặt chất lượng mà còn thể hiện sự tin tưởng sâu sắc mà hệ thống chính trị đã đặt vào đội ngũ cán bộ bản địa. Việc đưa người DTTS vào các vị trí quan trọng trong bộ máy chính quyền đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc triển khai các chính sách, nhất là ở những địa phương có đông đảo DTTS sinh sống.

Tính đến cuối năm 2004, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS tại Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể, phản ánh nỗ lực của Đảng và Nhà nước trong việc thúc đẩy bình đẳng dân tộc và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS.

Theo đó, số lượng cán bộ, công chức, viên chức người DTTS giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trên toàn quốc là 10.398 người, chiếm 17,2% tổng số cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị. ​Tại nhiều địa phương, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) là người DTTS có số lượng và tỷ lệ cao như: Tại Lào Cai có 8.064 người, chiếm 33,6% tổng số CBCCVC cấp tỉnh và huyện; Yên Bái là 5.681 người, chiếm 29,53% tổng số CBCCVC trên địa bàn. Điện Biên có 11.936 người trên tổng số 24.992 CBCCVC, chiếm 47,76%....

Chính những người DTTS mới thực sự thấu hiểu cộng đồng mình. Họ không chỉ sở hữu lợi thế ngôn ngữ và sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa – xã hội bản địa mà còn có uy tín tự nhiên trong cộng đồng.
Chính những người DTTS mới thực sự thấu hiểu cộng đồng mình. Họ không chỉ sở hữu lợi thế ngôn ngữ và sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa – xã hội địa phương mà còn có uy tín tự nhiên trong cộng đồng

Sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ người DTTS không chỉ dừng lại ở việc có mặt trong bộ máy chính quyền, mà còn thể hiện rõ ở năng lực hoạch định, tổ chức và lãnh đạo thực tiễn. Từ chỗ là người tiếp nhận chính sách, họ đã dần trở thành người xây dựng và triển khai chính sách, đưa ra các giải pháp sát thực tiễn và phù hợp với đặc thù văn hóa – xã hội tại địa phương.

Chính những người DTTS mới thực sự thấu hiểu cộng đồng mình. Họ không chỉ sở hữu lợi thế ngôn ngữ và sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa – xã hội bản địa mà còn có uy tín tự nhiên trong cộng đồng. Những yếu tố này giúp họ dễ dàng tuyên truyền các chính sách của Đảng và Nhà nước, giải quyết mâu thuẫn, thúc đẩy sự đồng thuận trong Nhân dân, đồng thời vận động người dân tích cực tham gia vào công cuộc phát triển địa phương. Đây chính là yếu tố then chốt giúp xây dựng một hệ thống chính trị vững mạnh và hiệu quả, phản ánh được tiếng nói và nguyện vọng chính đáng của cộng đồng DTTS.

Trong bối cảnh đất nước đang nỗ lực phát triển bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau, chính sách đào tạo – giáo dục cho người DTTS từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS tiếp tục được coi là một ưu tiên chiến lược. Đây chính là nền tảng để khơi dậy tiềm năng, nội lực từ những vùng sâu, vùng xa, đồng thời góp phần xây dựng một tương lai vững mạnh và bền bỉ cho cả quốc gia. 

Tin cùng chuyên mục
Cao Bằng: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Là vùng đất giàu truyền thống cách mạng với nhiều di tích lịch sử, văn hóa và là ngôi nhà chung của 95% đồng bào DTTS, trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn. Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Đặc biệt, với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), Cao Bằng đã có nhiều điều kiện thuận lợi để cụ thể hóa mục tiêu này.