Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc - Tôn giáo

Tiếng nói từ bản làng- Táng Ngá giữ lửa văn hóa dân tộc Cống

V. Long - 4 giờ trước

Giữa sắc xanh bạt ngàn của núi rừng Nậm Nhùn, bản Táng Ngá, xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) vừa khép lại một hoạt động đặc biệt - Lễ bế giảng lớp dạy tiếng dân tộc Cống theo hình thức truyền khẩu.

Lớp dạy tiếng dân tộc Cống theo hinh thức truyền khẩu tại bản Táng Ngá, xã Nậm Chà khai giảng ngày 12/4/2025, bế giảng ngày 21/4/2025
Lớp dạy tiếng dân tộc Cống theo hình thức truyền khẩu tại bản Táng Ngá, xã Nậm Chà khai giảng ngày 12/4/2025, bế giảng ngày 21/4/2025

Khai giảng vào ngày 12/4/2025, tại bản Táng Ngá, xã Nậm Chà, Lớp dạy tiếng dân tộc Cống với 30 học viên tham gia. Sau 9 ngày học tập, dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia văn hóa, nghệ nhân, không chỉ giúp các học viên người dân tộc Cống nơi đây ghi chép và nói được các từ, cụm từ những câu hát dân tộc Cống trong các nghi lễ vòng đời của dân tộc...; nắm được phương pháp truyền khẩu truyền thống, khơi dậy, lan tỏa tinh thần gìn giữ di sản.

Theo đó, sáng 21/4, Lễ bế giảng lớp học diễn ra trong không khí ấm áp, đậm tình quê hương, những câu hát dân ca Cống vang lên giữa sân bản, những ánh mắt lấp lánh niềm tự hào xen lẫn xúc động. Những chàng trai, cô gái trẻ giờ đã có thể trò chuyện bằng tiếng mẹ đẻ, cất lời chào bằng ngôn ngữ của dân tộc mình – điều tưởng chừng đơn giản nhưng lại vô cùng thiêng liêng.

Hầu hết học viên tham gia lớp học chăm chỉ và chăm chú nghe chuyên gia, nghệ nhân truyền dạy
Hầu hết học viên tham gia Lớp học chăm chỉ và chăm chú nghe chuyên gia, nghệ nhân truyền dạy

Già Lò Thị Pưng - nghệ nhân truyền dạy tiếng dân tộc Cống xúc động chia sẻ: “Tiếng Cống là tiếng của núi rừng, của tổ tiên để lại. Dạy lại cho con cháu là niềm vui cuối đời của tôi”.

Tham dự Lễ bế giảng, đại diện chính quyền địa phương đã đánh giá cao ý nghĩa của Lớp học, coi đây là một mô hình mẫu trong công tác bảo tồn văn hóa phi vật thể, góp phần thực hiện tốt chính sách dân tộc và truyền cảm hứng để các bản làng khác nối tiếp gìn giữ hồn dân tộc.

Lớp học góp phần giữ lửa văn hóa dân tộc Cống
Lớp học góp phần giữ lửa văn hóa dân tộc Cống

Được biết, triển khai thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 9 Phát triển kinh tế-xã hội các dân tộc còn nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I: 2021-2025, huyện Nậm Nhùn đã tổ chức nhiều hoạt động, nội dung, trong đó có việc tổ chức Lớp dạy tiếng dân tộc Cống theo hình thức truyền khẩu.

Tin cùng chuyên mục
Cao Bằng: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Là vùng đất giàu truyền thống cách mạng với nhiều di tích lịch sử, văn hóa và là ngôi nhà chung của 95% đồng bào DTTS, trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn. Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Đặc biệt, với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), Cao Bằng đã có nhiều điều kiện thuận lợi để cụ thể hóa mục tiêu này.