Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Cúng Rằm tháng 8 đơn giản và đầy đủ nhất

Như Ý - 15:10, 08/09/2022

Tết Trung thu, Tết Đoàn viên hay ngày Rằm tháng 8 năm 2022 đang đến gần, để có một ngày Trung thu ý nghĩa, một mùa Tết Đoàn viên sum vầy, các gia đình cần chuẩn bị mâm cỗ cúng dâng lên gia tiên để tỏ lòng thành kính. Mâm lễ cúng Rằm tháng 8 không cần quá cầu kỳ, long trọng như mâm cỗ ngày Tết cổ truyền nhưng vẫn phải chuẩn bị một cách tươm tất, đầy đủ và thành tâm.

Cúng Rằm tháng 8 là nét văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam
Cúng Rằm tháng 8 là nét văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam

Cúng Rằm tháng 8 là nét văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam. Để thưởng thức trọn vẹn nhất hương vị của ngày Tết Đoàn Viên, các gia đình thường chuẩn bị một mâm cơm đầy đủ để dâng lên cúng tổ tiên, thần linh với mục đích cầu bình an, gia đạo hòa thuận, sức khỏe và gặp nhiều may mắn, tài lộc. Bên cạnh đó cũng sẽ chuẩn bị mâm cỗ trông trăng để vào lúc trăng lên cao, cả gia đình sẽ quây quần dưới ánh trăng cùng phá cỗ Trung thu.

Rằm Trung thu 2022 rơi vào thứ 7 ngày 10 tháng 9 dương lịch. Theo truyền thống, các gia đình nên cúng lễ vào buổi chiều ngày 10/9/2022, lễ cúng xong trước 6 - 7 giờ tối. Còn nếu cúng buối sáng ngày 10/9/2022 thì cúng trước 9 - 10 giờ sáng. Tuy nhiên, có nhiều gia đình vì bận rộn thì có thể cúng từ ngày 14 tháng 8 Âm lịch cũng được. 

Dưới đây là cách chuẩn bị mâm lễ cúng Rằm tháng 8 và mâm cỗ trông trăng cho các gia đình có thể tham khảo.

Cúng Rằm tháng 8 đơn giản và đầy đủ nhất 1

Chuẩn bị mâm lễ cúng Rằm tháng 8 

Tùy theo phong tục của từng địa phương hoặc lối sống của từng nhà mà mâm cúng Rằm tháng 8 có sự thay đổi sao cho phù hợp. Nhưng nhìn chung, một mâm lễ cúng Rằm tháng 8 sẽ bao gồm: Bánh nướng, bánh dẻo, các loại hoa quả, hương hoa và đèn nến...Các gia đình cần lưu ý, bánh nướng, bánh dẻo là món không thể thiếu trong mâm cỗ dịp Trung Thu. Một mâm cỗ thường có 1 hộp gồm 4 chiếc bánh, đặt ngay ngắn, trang trọng trên bàn thờ.

Ngoài ra, các gia đình có thể chuẩn bị thêm 1 mâm cơm cúng lễ gồm gà luộc, xôi, canh miến mọc, xôi đỗ xanh, thịt bò xào, chả nem, tôm hấp sả... Các gia đình có thể chọn thực phẩm theo mùa, chế biến món ăn phù hợp với khẩu vị gia đình mình.. Mâm lễ cúng Rằm tháng 8 không cần quá cầu kỳ, long trọng như mâm cỗ ngày Tết cổ truyền nhưng vẫn phải chuẩn bị một cách tươm tất, đầy đủ và thành tâm để dâng lên tổ tiên thể hiện lòng biết ơn và sự thành kính. Các món ăn mặn hoặc chay tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình.

Cúng Rằm tháng 8 đơn giản và đầy đủ nhất 2

Mâm cỗ trông trăng ngày Rằm Trung thu

Mâm cỗ trông trăng truyền thống thường có hồng ngâm, hồng đỏ, dưa hấu, táo, bưởi… được tạo hình thành khéo léo thành các con vật ngộ nghĩnh như cá, chó, nhím… 

Để mâm cỗ trông đẹp mắt hơn, cần phải chú ý tới màu sắc của các loại quả. Chú ý chọn những loại trái cây khác nhau, có loại quả xanh, quả chín để âm dương hài hòa. Đặc biệt, mâm ngũ quả gồm một nải chuối chín vàng, hồng đỏ với ý nghĩa cầu mong cuộc sống no đủ; quả na tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở; quả bưởi tượng trưng cho những điều tốt lành; quả lựu trượng trưng cho may mắn. Mâm ngũ quả nên có xanh có chín vì người xưa quan niệm quả xanh mang tính âm, trái chín mang tính dương. 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành. 

Thông thường ở miền Bắc thường dùng các loại quả như chuối, bưởi, đào, hồng, cam,... để trang trí. Miền Nam thường trang trí với các loại quả màu sắc hơn như đu đủ, mãng cầu, dừa, xoài, sung...

Bên cạnh đó trong mâm cỗ trông trăng còn có các loại bánh kẹo, đặc biệt là bánh Trung thu, bánh dẻo và các loại đồ chơi Trung thu truyền thống như: đèn lồng ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ,...Mâm cỗ cúng cũng không thể thiếu các loại đèn đặc trưng để trang trí cho bắt mắt như đèn ông sao, đèn cù, đèn con thỏ… được thắp nến tỏa ánh sáng lung linh. Mâm cỗ sẽ trở nên đặc sắc hơn, khiến không gian xung quanh trở nên ấm áp và gần gũi. Đồng thời, sau khi phá cỗ, chúng sẽ được dùng để làm món quà ý nghĩa cho các em bé trong gia đình.

Cúng Rằm tháng 8 đơn giản và đầy đủ nhất 3

Sau đây là bài cúng Rằm tháng 8 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin, xin giới thiệu cùng độc giả:

Nam mô A-di-đà Phật!

Nam mô A-di-đà Phật!

Nam mô A-di-đà Phật!

Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính tay Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại

Tín chủ (chúng) con là: ..............Tuổi:............

Ngụ tại:.......................Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Nam mô A-di-đà Phật!

Nam mô A-di-đà Phật!

Nam mô A-di-đà Phật!

Tin cùng chuyên mục
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).