Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Cuộc sống ấm no nhờ trồng rừng kinh tế

Thanh Nga - 14:37, 24/02/2023

Dưới tán rừng, những mầm xanh mới đang được người dân Bảo Thắng (Lào Cai) nâng niu chăm sóc, bởi rừng không chỉ giúp họ có nguồn thu nhập ổn định, mà còn là lá phổi xanh để cân bằng môi trường sinh thái, giúp cuộc sống thêm trong lành.

 Cán bộ kiểm lâm huyện Bảo Thắng tuyên truyền, vận động bà con Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ rừng, trồng rừng, thực hiện tốt luật bảo vệ rừng.
Cán bộ kiểm lâm huyện Bảo Thắng tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ rừng, trồng rừng, thực hiện tốt luật bảo vệ rừng.

Thôn Đầu Nhuần, xã Phú Nhuận có 103 hộ với 100% dân số là dân tộc Dao đỏ. Trước đây, đời sống của bà con gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng 10 năm trở lại đây, nhờ trồng rừng mà đời sống của bà con trong thôn được cải thiện rõ nét, trung bình mỗi hộ dân trong thôn có từ 1 ha đến vài ha quế, hộ trồng nhiều từ 3 - 10 ha. Đến nay toàn thôn số hộ nghèo chỉ còn 25 hộ.

Chị Triệu Mùi Náy chia sẻ: “Trước kia gia đình tôi chủ yếu trồng lúa, ngô, hiệu quả kinh tế không cao, cái đói, cái nghèo cứ bám đeo đẳng. Nhưng kể từ khi được Đảng, Nhà nước quan tâm tuyên truyền chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đồng thời hỗ trợ giống quế cho bà con trồng, nên đến nay đời sống của gia đình tôi cũng như bà con trong thôn cải thiện rõ nét. Gia đình tôi trồng hơn 1 vạn quế, nay khoảng 6 năm tuổi, hàng năm bán tỉa thưa cành, lá quế cũng được trên 10 triệu đồng.”

Cán bộ Kiểm lâm huyện Bảo Thắng tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ rừng, trồng rừng, thực hiện tốt luật bảo vệ rừng
Cán bộ Kiểm lâm huyện Bảo Thắng tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ rừng, trồng rừng, thực hiện tốt luật bảo vệ rừng

Phú Nhuận là xã đi đầu toàn huyện Bảo Thắng về công tác trồng rừng. Nhờ trồng rừng, nhiều hộ dân nơi đây đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu, trở thành những triệu phú trồng rừng. Ông Nguyễn Hữu Lý, Bí thư Đảng ủy xã Phú Nhuận cho biết, toàn xã Phú Nhuận có hơn 5.400 ha đất rừng, trong đó, diện tích rừng phòng hộ là 3.200 ha, rừng sản xuất là 2.200 nghìn ha. Đến nay, hầu như toàn bộ diện tích đất rừng tại địa phương đã được “xanh hóa”. Ở đây, mọi người dân đều ý thức được vai trò của rừng, chủ động đầu tư, bảo vệ rừng bởi họ thấy được những lợi ích thiết thực của rừng đem lại…

Tương tự, đến xã Sơn Hải hôm nay, chỉ cần nhìn thoáng qua cũng có thể thấy “màu ấm no” đang hiện diện qua những cánh rừng quế, mỡ bạt ngàn. Tổng diện tích đất rừng toàn xã là 1.370ha. Sản lượng khai thác và tỉa thưa năm 2022 đạt 1.300 m3 gỗ và 350 tấn vỏ quế. Trong năm 2022, Nhân dân đã trồng được trên 66 ha rừng, đạt 102% kế hoạch. Tỷ lệ che phủ rừng đạt trên trên 63%.

Đồng bào Dao thôn Làng Trưng xã Sơn Hải huyện BảoThắng thoát nghèo, vươn lên khá giả, ấm no từ trồng rừng kinh tế, rừng quế
Đồng bào Dao thôn Làng Trưng xã Sơn Hải huyện BảoThắng thoát nghèo, vươn lên khá giả, ấm no từ trồng rừng kinh tế, rừng quế

Dẫn chúng tôi đi thăm những cánh rừng bạt ngàn quế, mỡ của thôn làng Trưng (xã Sơn Hải), ông Lý Văn Phong - Trưởng thôn cho biết: Làng Trưng có 52 hộ, 100% là đồng bào DTTS. Người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề trồng rừng. Đến nay, toàn thôn có gần 100 ha rừng, trong đó diện tích các hộ trồng quế chiếm khoảng 70%. Nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ trồng rừng kinh tế.

Không riêng gì ở Phú Nhuận hay Sơn Hải, mà phong trào trồng cây gây rừng đã phát triển rộng khắp 14/14 xã, thị trấn của huyện Bảo Thắng. Riêng trong năm 2022 vừa qua, Nhân dân trong toàn huyện đã trồng lại rừng sau khai thác trên 160 ha rừng, nâng tổng diện tích rừng hiện có của toàn huyện lên trên 37.000 ha, trong đó (rừng tự nhiên gần 11.000 ha; rừng trồng sản xuất trên 26.000 ha). Trồng cây phân tán được 242.000 cây, vượt 113% kế hoạch tỉnh giao...

Ông Hà Nguyễn Văn Năm - Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Thắng cho biết: “Công tác phát triển rừng trên địa bàn huyện Bảo Thắng những năm qua đã có những chuyển biến tích cực. Các chính sách như hỗ trợ cây giống, chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng được triển khai đầy đủ, kịp thời đến người dân. Nhiều năm trở lại đây, Bảo Thắng luôn hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu trồng và phát triển rừng đề ra, rừng đã đem lại cuộc sống no ấm cho người dân”.

Tin cùng chuyên mục
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.