Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Cuộc thi Tài năng diễn viên Chèo, Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc - 2023

Quỳnh Trâm - 00:48, 08/05/2023

Cuộc thi Tài năng diễn viên Chèo, Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc - 2023 đã diễn ra tại tỉnh Thanh Hóa, với sự tham gia của 73 diễn viên Chèo thuộc 14 đơn vị nghệ thuật Chèo, 42 diễn viên Tuồng và Dân ca kịch thuộc 9 đơn vị nghệ thuật trong cả nước.

Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Tạ Quang Đông phát biểu tại buổi lễ
Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Tạ Quang Đông phát biểu tại buổi lễ

Cuộc thi do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Sở VHTT&DL Thanh Hóa và các đơn vị liên quan tổ chức.

Theo thể lệ cuộc thi, mỗi diễn viên sẽ biểu diễn một trích đoạn tự chọn, phù hợp với sở trường của mình, mỗi trích đoạn dài không quá 25 phút và phải thể hiện được các đặc trưng cơ bản của loại hình nghệ thuật chèo, tuồng và dân ca kịch. Trường hợp 2 diễn viên cùng dự thi một trích đoạn thì thời lượng trích đoạn không quá 35 phút.

Một trong những tiết mục tại đêm Khai mạc
Một trong những tiết mục tại đêm Khai mạc

Tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Tạ Quang Đông cho biết: Cuộc thi Tài năng diễn viên Chèo, Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc - 2023 là cơ hội để các diễn viên thể hiện sự đam mê nghề nghiệp, phô diễn tài năng cũng như khát khao sáng tạo, khát khao cống hiến, nuôi dưỡng ngọn lửa đam mê với nghề nghiệp mà nhiều thế hệ nghệ sĩ đi trước đã gây dựng nên, đây cũng là dịp để các cơ quan quản lý nhà nước ghi nhận và vinh danh các diễn viên tài năng nghệ thuật truyền thống, phát hiện tài năng nghệ thuật để động viên, khích lệ các nghệ sĩ diễn viên có nhiều đóng góp cho sự nghiệp nghệ thuật truyền thống trong những năm qua; là cơ hội để nhân dân tỉnh Thanh Hóa và du khách được thưởng thức các di sản nghệ thuật truyền thống đặc sắc của dân tộc khi đến với Thanh Hóa.

Các đại biểu tham dự cuộc thi
Các đại biểu tham dự cuộc thi

Cũng tại lễ khai mạc, ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Phó trưởng Ban Chỉ đạo cuộc thi chia sẻ: "Thanh Hóa tự hào là quê hương của nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 1 Di sản văn hóa thế giới, 5 Di tích Quốc gia đặc biệt, 139 Di tích Quốc gia, 711 di tích cấp tỉnh; có 17 Di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia; có hơn 270 làn điệu dân ca, nghệ thuật trình diễn dân gian đang được bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị... Đặc biệt, tỉnh Thanh Hóa là quê hương của Đào Duy Từ - nhà quân sự, nhà thơ và nhà văn hóa, danh thần thời Chúa Nguyễn Phúc Nguyên và là ông Tổ của nghệ thuật Tuồng…

Tiết mục tại đêm Khai mạc
Tiết mục tại đêm Khai mạc

Vinh dự được Bộ VHTT&DL chọn là nơi tổ chức Cuộc thi tài năng diễn viên Chèo, Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc - 2023. Đây là niềm vinh dự, tự hào và cũng là cơ hội để Thanh Hóa giới thiệu, quảng bá về kinh tế - xã hội, lịch sử, văn hóa và du lịch của tỉnh đến bạn bè của mọi miền đất nước; đồng thời, qua cuộc thi lần này, các cơ quan, ban, ngành của tỉnh, nhất là ngành VHTT&DL của tỉnh có cơ hội được học hỏi để tiếp tục nâng cao hơn nữa về trách nhiệm trong công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Tiết mục dự thi của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa
Tiết mục dự thi của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa

Cuộc thi “Tài năng diễn viên Chèo toàn quốc năm 2023” và “Tài năng diễn viên Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc năm 2023” sẽ bế mạc vào ngày 17/5.

Tin cùng chuyên mục
Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Tiếng trống, tiếng mõ rộn rã thúc giục từng hồi, những đợt pháo thăng thiên, pháo mở cờ ngoạn mục vang lên, từng con rối bắt đầu được thổi hồn, thoát ẩn thoát hiện tài tình trên mặt nước. Dưới mái thủy đình ngói đỏ cong cong, múa rối nước chính là kho tàng lưu giữ nét văn hóa dân gian Bắc Bộ, là “hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần, của những làng quê vùng đồng bằng sông Hồng.