Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Đã có trường đại học đầu tiên công bố phương án tuyển sinh 2021

khoahocdoisong.vn - 09:45, 14/12/2020

Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, Đại học Công nghệ TPHCM, Đại học Công nghiệp TPHCM vừa công bố phương án tuyển sinh dự kiến của năm 2021.

Theo đó, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM dự kiến tuyển sinh bằng 4 phương thức gồm 26 ngành với 3.500 chỉ tiêu với 4 phương thức xét tuyển.

Phương thức 1: Xét tuyển thí sinh theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 theo các tổ hợp môn xét tuyển từng ngành học. Trường dành tối đa 50% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển này, theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Phương thức 2: Xét tuyển học bạ THPT các năm (dành tối đa 40% chỉ tiêu).

Phương thức 3: Xét tuyển thí sinh theo kết quả điểm bài thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM năm 2021 (tối đa 5% chỉ). Điều kiện xét tuyển: điểm bài thi đánh giá năng lực đạt từ 650 điểm trở lên.

Phương thức 4: Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GD&ĐT và xét học bạ lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12. Trường dành tối đa 5% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển này.

Trường Đại học Công nghệ TPHCM dành 65% chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp THPT

Theo công bố của nhà trường, năm 2021 trường xét tuyển 6.600 chỉ tiêu trình độ đại học chính quy cho 50 ngành đào tạo.

Trường Đại học Công nghiệp TPHCM cũng đã công bố những dự kiến về phương án tuyển sinh 2021. Theo đó, nhà trường dự kiến xét tuyển theo 4 phương thức.

Trong đó, Phương thức 3: Xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, dự kiến dành 50% cho phương thức này.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.