Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Tuyển sinh đại học năm 2020: Thí sinh lưu ý điều chỉnh nguyện vọng phù hợp

Vân Dung - 10:37, 29/08/2020

Theo nhận định của các chuyên gia tuyển sinh, từ thực tế điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) 2020 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố, điểm chuẩn trúng tuyển đại học (ĐH) năm nay sẽ tăng so với năm 2019.

Nhiều chuyên gia nhận định điểm chuẩn trúng tuyển đại học năm nay sẽ tăng so với năm 2019
Nhiều chuyên gia nhận định điểm chuẩn trúng tuyển đại học năm nay sẽ tăng so với năm 2019

Điểm chuẩn vào ĐH sẽ tăng

Nói về phổ điểm thi THPT năm nay, nhiều ý kiến cho rằng phổ điểm năm nay ở mức cao là hợp lý, bởi kỳ thi năm nay là kỳ thi tốt nghiệp chứ không phải kỳ thi với 2 mục tiêu như trước. Cùng với đó, đề thi không phân hóa rõ rệt như trước mà chỉ ở mức độ để xét tốt nghiệp.

TS. Phan Ngọc Minh, Trưởng phòng Đào tạo - Trường đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh cho biết, năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên Bộ GD&ĐT cũng không gây áp lực cho thí sinh trong các kỳ thi. Theo đó, đề thi năm nay có phần nhẹ nhàng hơn so với năm 2019 nên kết quả phổ điểm thi mà Bộ GD&ĐT vừa công bố cao hơn so với năm trước.

“Từ kết quả điểm thi cao hơn so với năm trước dẫn đến điểm chuẩn dự kiến vào các trường ĐH sẽ tăng theo. Theo đó, tùy theo từng trường, từng ngành, điểm chuẩn năm nay sẽ tăng dao động ít nhất ở mức 1,5 - 2 điểm so với năm 2019”, TS. Phan Ngọc Minh nhận định.

Thạc sĩ Trần Hải Nam, Phó Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh-Truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP. Hồ Chí Minh cho biết, do đề thi THPT khá phù hợp nên điểm thi khá cao. Theo thống kê, điểm 6 - 7 khá phổ biến, đặc biệt một số môn Toán, Lý, Hóa có điểm trung bình trên 7 điểm... nên điểm sàn năm nay của các trường có thể cao hơn 3 - 5 điểm. Tại Trường ĐH Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, điểm sàn dự đoán sẽ tăng khoảng 1 - 2 điểm.

Điều chỉnh nguyện vọng phù hợp

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh sẽ có cơ hội điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển ĐH một lần trong thời gian từ ngày 9/9 - 18/9. Trong đó, thí sinh có 2 cách để thực hiện điều chỉnh: Bằng phương thức trực tuyến (thời gian từ ngày 9/9 đến 17h ngày 16/9) và bằng phiếu điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển (thời gian từ ngày 9/9 đến 17h ngày 18/9).

Theo TS. Phan Ngọc Minh, Bộ GD&ĐT đã có những phần mềm lọc “ảo” nên nhà trường cũng không lo lắng về thí sinh “ảo”. Tuy nhiên, từ điểm thi THPT sẽ dẫn đến kết quả điều chỉnh nguyện vọng rất lớn từ thí sinh. Theo đó, những thí sinh có điểm thi THPT vượt kỳ vọng sẽ điều chỉnh nguyện vọng vào trường nằm trong tốp cao hơn hay những thí sinh có điểm thi thấp hơn kỳ vọng cũng điều chỉnh nguyện vọng ở trường nằm ở tốp dưới để tăng khả năng trúng tuyển ĐH.

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn cũng cho rằng, khi có điểm thi THPT, dự kiến phần lớn thí sinh cũng sẽ thay đổi nguyện vọng tương tự như năm trước, với 75% thí sinh đăng ký thay đổi.

Tuy nhiên, các chuyên gia tuyển sinh cũng cho rằng, thí sinh phải lưu ý trước khi điều chỉnh nguyện vọng. "Dựa trên kết quả điểm thi, thí sinh nên cân nhắc điều chỉnh nguyện vọng cho phù hợp, như nguyện vọng về trường, tổ hợp môn, ngành đăng ký xét tuyển. Bên cạnh đó, thí sinh cũng lưu ý về số thứ tự nguyện vọng để tìm ra sự hợp lý và nên có phân khúc nguyện vọng để vẫn có cơ hội trúng tuyển vào một trường phù hợp. Khi điều chỉnh nguyện vọng, thí sinh cũng cần lưu ý về điểm chuẩn trúng tuyển vào các trường, ngành của các năm trước và trừ ít nhất 2 điểm so với điểm thi", TS. Phan Ngọc Minh lưu ý.



Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.