Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Đăk Nông: Thiếu giáo viên, hạn chế tuyển sinh đầu cấp

Lê Hường - 13:10, 12/09/2020

Năm học mới đã bắt đầu, nhưng tình trạng thiếu giáo viên vẫn nóng trên địa bàn tỉnh Đăk Nông. Nhiều địa phương hạn chế tuyển học sinh mầm non, còn các trường tiểu học, THCS gặp nhiều khó khăn trong việc dạy và học. Nghịch lý, thiếu - thừa giáo viên đã diễn ra nhiều năm, nhưng đến nay vẫn chưa có phương án giải quyết hiệu quả.

Nhiều giáo viên tiểu học ở huyện Đăk G’long phải tăng ca do nhà trường thiếu giáo viên đứng lớp
Nhiều giáo viên tiểu học ở huyện Đăk G’long phải tăng ca do nhà trường thiếu giáo viên đứng lớp

Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, xã Quảng Hòa (huyện Đăk G’long) có gần 100% học sinh DTTS, chủ yếu đồng bào Mông di cư từ các tỉnh phía Bắc vào. Những năm gần đây, số lượng học sinh tăng nhanh nên dù bổ sung giáo viên thì trường vẫn cần thêm 4 giáo viên môn chung (Toán - Tiếng Việt).

Thầy Thái Mai Tịnh, Hiệu trưởng nhà trường lo lắng: Đây là năm học đầu tiên triển khai theo chương trình sách giáo khoa mới, các giáo viên phải tăng ca, riêng khối lớp 1 phải bảo đảm tối thiểu mỗi giáo viên 1 lớp, dạy 2 buổi/ngày. Trong khi đó, hầu hết học sinh lớp 1 của trường chưa qua chương trình học mẫu giáo, còn hạn chế tiếng Việt và khả năng giao tiếp nên việc dạy sẽ gặp khó khăn nhiều hơn. “Nếu như chỉ một giáo viên đứng lớp cả ngày thì khó bảo đảm chất lượng và cũng khó “cầm cự” vì làm việc quá căng thẳng”, thầy Tịnh cho biết.

Không riêng Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, nhiều trường học khác trên địa bàn huyện Đăk G’long cũng trong tình trạng tương tự. Theo tính toán của Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Đăk G’long thì, năm học 2020 - 2021 này, toàn huyện còn thiếu khoảng 300 giáo viên từ khối mầm non đến THCS.

Theo ông Đoàn Văn Phương, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Đăk G’long, tình trạng thiếu giáo viên đã diễn ra nhiều năm nay, một trong những nguyên nhân khiến địa phương này luôn thiếu giáo viên vì chịu áp lực từ việc di dân tự do, gia tăng dân số cơ học. Hiện nay, trên địa bàn huyện còn 1.111 em nhỏ đến tuổi học mầm non nhưng vì thiếu giáo viên nên ngành Giáo dục huyện không thể tuyển sinh.

Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, dự kiến đến đầu năm học mới này, huyện sẽ tuyển dụng thêm 24 giáo viên. Trong đó, 20 giáo viên tiểu học, 4 giáo viên bậc THCS. Riêng với bậc mầm non thì huyện phải ưu tiên cho học sinh 5 tuổi đến trường và bảo đảm ít nhất 1 giáo viên/lớp học. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Phòng vẫn đang chờ văn bản của Sở Nội vụ cho ý kiến nên chưa thực hiện tuyển dụng thêm được. 

Tính chung cả tỉnh Đăk Nông, số liệu của Sở GD&ĐT cho thấy, năm học 2020 - 2021 toàn tỉnh thiếu khoảng 700 giáo viên. Việc thiếu giáo viên đã diễn ra ở tỉnh này nhiều năm, nhưng vẫn chưa tìm được cách giải quyết hiệu quả nhất. 

 Trong khi đó, có những địa phương đang tồn tại nghịch lý thiếu, thừa giáo viên mà chưa được điều chuyển hợp lý. Điển hình như huyện Cư Jut, hiện nay đang thừa 70 giáo viên THCS nhưng lại thiếu giáo viên mầm non và tiểu học. Các trường THCS phải sắp xếp, cân đối tiết học giữa các giáo viên nhằm bảo đảm đủ tiết dạy tối thiểu để nhận lương. Trong năm học này, ngành Giáo dục huyện Cư Jut sẽ chuyển một số giáo viên THCS xuống dạy tiểu học, còn số giáo viên dôi dư còn lại chưa có phương án giải quyết.

Trao đổi với ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đăk Nông thì thiếu giáo viên trên địa bàn tỉnh đang là vấn đề nan giải. Hiện, ngành đang chờ hướng dẫn của Bộ Nội vụ về việc tuyển dụng giáo viên. Trước mắt, Sở chỉ đạo các phòng, trường học linh hoạt trong việc luân chuyển, điều chuyển giao viên.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.