Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sức khỏe

Đà Nẵng: Hơn 30 học sinh nhập viện, nghi ngộ độc do chơi đất nặn

PV - 14:36, 16/04/2021

Trước giờ vào lớp học, một số học sinh của Trường Tiểu học Hòa Khương rủ nhau mua đất nặn tại một tiệm tạp hóa trước cổng trường, sau khi chơi thì một số học sinh bắt đầu có biểu hiện nôn ói, khó thở.

Đà Nẵng: Hơn 30 học sinh nhập viện, nghi ngộ độc do chơi đất nặn

Sáng 16/4, nhiều học sinh của Trường Tiểu học Hòa Khương tại huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) phải nhập viện cấp cứu, nghi ngộ độc do chơi đất nặn.

Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang, Bác sỹ Nguyễn Đại Vĩnh xác nhận bệnh viện tiếp nhận 34 học sinh thuộc các lớp 3, 4, 5 của Trường Tiểu học Hòa Khương trong tình trạng mệt, nhức đầu, khó thở.

Bệnh viện đã phân loại, chuyển 6 trường hợp có bệnh nền về Bệnh Viện Phụ Sản-Nhi Đà Nẵng để theo dõi, chữa trị. Số còn lại được điều trị tại Khoa Nhi của bệnh viện. Hiện tại sức khỏe các em chưa có diễn biến nặng, trong đó có 9 trường hợp đã ra viện vào trưa nay.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang, ông Nguyễn Thúc Dũng cho biết trong sáng 16/4, trước giờ vào lớp học, một số học sinh của Trường Tiểu học Hòa Khương rủ nhau mua đất nặn tại một tiệm tạp hóa trước cổng trường. Sau khi chơi đất nặn nhiều học sinh bắt đầu có biểu hiện nôn ói, khó thở.

Ông Nguyễn Thúc Dũng cho biết thêm, hiện tại cơ quan chức năng đã đến hiện trường và thu thập mẫu đất nặn để đưa đi kiểm tra, xét nghiệm. Đây là lần đầu tiên trên địa bàn xảy ra sự việc học sinh dùng đất nặn và bị buồn nôn, khó thở. Trường Tiểu học Hòa Khương đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học để tiến hành khử khuẩn./.

Tin cùng chuyên mục
Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Chứng kiến cảnh nhiều người dân chữa bệnh bằng cách nhờ thầy cúng trừ tà ma...mà không khỏi, tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm, thậm chí đã có những cái chết thương tâm... càng hun đúc thêm ý chí phải học trong chàng thanh niên Cao Xuân Tiêm. Ước mong mang kiến thức y khoa về cứu chữa cho bà con dân bản đã được vun đắp, trở thành hiện thực đối với bác sĩ người dân tộc Chứt nơi vùng biên Quảng Bình.