Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Đặc sắc làn điệu dân ca Nùng

PV - 10:39, 30/07/2020

Người Nùng ở Tuyên Quang có trên 4.000 hộ với hơn 16.000 nhân khẩu tập trung chủ yếu ở các huyện Chiêm Hóa, Sơn Dương, Hàm Yên, Na Hang, Lâm Bình.

Người Nùng ở Tuyên Quang vẫn gìn giữ làn điệu dân ca đặc sắc của dân tộc. Ảnh: Hoàng Niềm
Người Nùng ở Tuyên Quang vẫn gìn giữ làn điệu dân ca đặc sắc của dân tộc. Ảnh: Hoàng Niềm

Văn hóa dân gian dân tộc Nùng phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại. Trong kho tàng ấy, dân ca giữ vị trí trung tâm. Những làn điệu dân ca của dân tộc Nùng được hình thành từ quá trình lao động sản xuất, từ cuộc sống thường ngày, do vậy lời hát thể hiện tình cảm mộc mạc, dân dã, nói lên tâm trạng, cảm xúc của của người dân. Dân ca của người Nùng có nhiều thể loại: hát giao duyên, hát lượn, hát Sli giao lưu, hát kể...

Hát sli có nhiều nội dung phong phú, có thể là thăm hỏi, chúc mừng, ngỏ lời yêu thương, tình nghĩa thuỷ chung, thương nhớ khi xa nhau, trao đổi kinh nghiệm lao động sản xuất theo mùa vụ… Phổ biến hơn vẫn là hát sli giao duyên và chia thành các thể loại như: Sli bươn chinh (hát về tháng Giêng), Sli túc lò (hát ở dọc đường), Sli hai mắn (hát về trăng sao), Sli đíp (hát về thương yêu nhau), Sli kin lẩu (hát lúc uống rượu)…

Hát lượn thường được thanh niên nam nữ hát trong những ngày hội mùa xuân, những đêm trăng sáng trong dịp nông nhàn. Lời hát lượn thường có âm hưởng buồn, diễn tả những nỗi nhớ nhung da diết, tâm trạng không biết có thành đôi, gặp nhau đây rồi mai lại cách biệt biết bao giờ gặp lại.

Sli, lượn là làn điệu dân ca rất phổ biến và độc đáo đối với dân tộc Nùng, được thể hiện trong văn tế, hát mừng đám cưới, hát ru… Chẳng hạn như:

Ứ nọng nèn

Nèn đắc nèn đí
Nèn tha ý me mà
Me pây thôm au pia
Me pây nà au luổm
Đảy mè luổm pác đeng
Đảy mè mèng pác cắm
Đảy mè lăm gò lài
Đảy mè vài cóc á
Đảy mè mạ pác com
Đáy bioóc hom rắp sli
Ứ đắc đí nọng nèn.

Hầu hết các bài hát ru đều theo thể thơ 5 chữ, cấu trúc âm ngữ như đồng dao. Những lời ru cổ xưa thường rất tinh tế, dí dỏm: mẹ đi làm đồng, con hãy ngủ ngon để mẹ đi bắt con cá, con muỗm miệng đỏ, con ong miệng tím, con chim cổ hoa, con trâu sừng rộng,... hái được nhiều hoa ngát hương. Lời ru vừa hợp với tư duy trẻ thơ, vừa phản ánh khá rõ nét, cụ thể về nền văn minh lúa nước.

Mỗi làn điệu dân ca Nùng đều có cách thể hiện riêng, có những khả năng chuyển tải và gợi cảm riêng thông qua những lời Sli, Lượn, độ trầm bổng luyến láy của nhạc điệu và tiết tấu riêng. Ngày nay, bản làng người Nùng có nhiều thay đổi, nhưng đồng bào vẫn nỗ lực giữ gìn các bài dân ca truyền thống của dân tộc mình để những làn điệu hát dân ca này vẫn mãi được lưu truyền.

Tin cùng chuyên mục
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.