Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Đặc sắc Lễ hội Gầu Tào tại Hang Kia, Pà Cò

Minh Nhật - 04:53, 22/01/2024

Gầu Tào là lễ hội thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Mông ở Hòa Bình. Việc tổ chức lễ hội đã tăng cường quảng bá, giới thiệu lịch sử, văn hóa và tiềm năng du lịch của hai xã Hang Kia - Pà Cò đến với du khách trong nước và quốc tế.


Đặc sắc lễ hội Gầu Tào tại Hang Kia, Pà Cò
Lễ cúng cây nêu là nghi thức không thể thiếu trong trong lễ hội Gầu Tào.

Ngày 20/1, Lễ hội Gầu Tào đã diễn ra tại hai xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Đây là lễ hội dân gian truyền thống mang đậm nét  văn hóa tín ngưỡng có từ lâu đời của đồng bào dân tộc Mông tỉnh Hòa Bình.

Lễ hội được chia làm 2 phần, gồm: Phần lễ và phần hội. Phần lễ diễn ra với nghi lễ chính là lễ dựng cây nêu. Cây nêu trong Lễ hội Gầu Tào mang biểu tượng cây thiêng nối trời với đất. Cây nêu được trồng trên bãi đất rộng, bằng phẳng. Ngọn cây nêu bao giờ cũng hướng về hướng Đông - là hướng sinh với mong muốn cầu sinh con, cũng là hướng của Mặt Trời với mong ước mùa màng bội thu.

Lễ cúng cây nêu có các lễ vật là: gà, rượu, cơm, giấy. Chủ lễ thắp hương, đốt tiền mã rồi đi ngược chiều kim đồng hồ 3 vòng quanh cây nêu, rồi đi ngược 3 vòng nữa hát bài Tịnh chay hẹn ngày cùng báo thần linh biết việc dựng nêu tổ chức lễ tạ ơn.

Lễ cúng được tổ chức với mong ước trời đất, thần linh phù hộ cho bản làng yên vui, năm mới mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, cầu chúc cho mọi người, mọi nhà yên vui, khỏe mạnh, ăn nên làm ra, chăn nuôi sinh sôi, trồng trọt được mùa.

Đặc sắc lễ hội Gầu Tào tại Hang Kia, Pà Cò 1
Lễ hội Gầu Tào thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia.

Sau nghi thức dựng cây nêu, đến phần hội, các chàng trai cô gái, người già trẻ nhỏ bản Mông cùng nắm tay nhau múa vòng theo nhịp khèn. Trong văn hóa của người Mông, tiếng khèn thể hiện tâm linh, tín ngưỡng truyền thống, là vật linh thiêng trong các nghi lễ, lễ hội của người Mông.

Không chỉ đáp ứng nguyện vọng và đời sống tâm linh của Nhân dân hai xã Hang Kia - Pà Cò, Lễ hội còn góp phần xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh và tạo được không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân 2 xã đón Xuân Giáp Thìn năm 2024.

Đến Lễ hội Gầu Tào du khách sẽ được thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông và trải nghiệm nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn...

Tin cùng chuyên mục
Nét đẹp trong lễ cưới của người Dao Lù Gang ở Lạng Sơn

Nét đẹp trong lễ cưới của người Dao Lù Gang ở Lạng Sơn

Người Dao Lù Gang di cư từ xã Công Sơn, Mẫu Sơn, huyện Cao Lộc đến xã Nhất Tiến, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn từ những năm 50 của thế kỷ trước. Hiện nay, người Dao Lù Gang vẫn giữ được nét đẹp trong lễ cưới, đặc biệt, trang phục cô dâu, chú rể rất cầu kỳ, nhiều màu sắc. Báo Dân tộc và Phát triển giới thiệu một số hình ảnh ghi lại từ lễ cưới của người Dao Lù Gang