Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sự kiện - Bình luận

Đại biểu dân cử và lời hứa trước dân

Thanh Hải - 17:29, 10/05/2021

Ngày 23/5/2021 tới đây, cử tri cả nước sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình – cầm lá phiếu bầu đại biểu quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đại biểu được cử tri tín nhiệm trong lá phiếu, chính là những người sẽ đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri.

Ngày 23/5/2021 tới đây, cử tri cả nước sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình – cầm lá phiếu bầu ĐBQH và HĐND các cấp
Ngày 23/5/2021 tới đây, cử tri cả nước sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình – cầm lá phiếu bầu ĐBQH và HĐND các cấp

Đại biểu dân cử là ai? Để trở thành đại biểu dân cử, các ứng cử viên đều phải trải qua một quy trình gồm nhiều bước, với 3 vòng hiệp thương. Đây là các bước sàng lọc để lựa chọn những người đủ tiêu chuẩn và thật sự tiêu biểu.

Điều 21 của Luật Tổ chức Quốc hội nêu rõ: ĐBQH là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử mình và của Nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội.

Luật Tổ chức HĐND và UBND cũng quy định: Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, gương mẫu chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước, tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật, chính sách và tham gia vào việc quản lý Nhà nước.

Rõ ràng, việc trở thành một đại biểu dân cử ở cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Trung ương; hay địa phương là một niềm vinh dự to lớn với bất kỳ ứng cử viên nào trong cuộc bầu cử tới đây.

Động cơ trở thành đại biểu dân cử với nhiều người là sự trăn trở, lo lắng vì dân; làm sao để mỗi người dân được sống hạnh phúc, an toàn; các vấn đề an sinh xã hội được đảm bảo. Nhưng thực tế, cũng đã có một số vị đại biểu dân cử sau khi trúng cử, thực hiện chưa thật sự tốt lời hứa trước dân. 

Đặt vấn đề này, người viết chỉ mong muốn rằng, những đại biểu dân cử sẽ thực hiện đúng như những gì đã hứa ở cuộc vận động bầu cử; dũng cảm trước nghị trường; dám đặt lợi ích cử tri và nhân dân lên trên hết để tranh luận, đeo đuổi tận cùng những vấn đề mà cử tri đang quan tâm.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn, những người được cử vào Quốc hội phải “luôn luôn cố gắng để xứng đáng là những người đầy tớ trung thành của đồng bào, những đại biểu cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, phục vụ chủ nghĩa xã hội”.

Vì thế, để hoàn thành tốt vai trò và vị trí của mình trước cử tri, người đại biểu dân cử phải là những đại biểu thật sự xứng đáng, có đủ đức, đủ tài, đủ trình độ, phẩm chất, năng lực, ngang tầm nhiệm vụ. Đặc biệt, phải thường xuyên rèn luyện đạo đức; khi được Nhân dân bầu rồi thì trách nhiệm ngày càng cao hơn, sự rèn luyện phải thường xuyên hơn; giữ vững phẩm chất đạo đức phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn, yêu cầu của người đại biểu.

Tin cùng chuyên mục
Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Quỹ đất tiếp tục bị thu hẹp (Bài 2)

Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Quỹ đất tiếp tục bị thu hẹp (Bài 2)

Ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ đã khiến qũy đất (đất ở, đất sản xuất) ở nhiều địa phương khu vực miền núi phía Bắc tiếp tục bị thu hẹp do sạt lở, bồi lấp. Dữ liệu về quỹ đất đã bố trí cho người dân được thu thập cách đây hơn một tháng nay không còn chính xác, cần thiết được cập nhật để thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS.