Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh vào tốp 200 thế giới về chất lượng đầu ra

Cát Tường - 16:05, 27/09/2021

Theo tổ chức QS (Vương quốc Anh) vừa công bố, Đại học Quốc gia TP.HCM tiếp tục xuất hiện trong bảng xếp hạng các đại học có tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm tốt nhất thế giới do QS thực hiện.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Trong bảng xếp hạng các đại học đạt tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm tốt nhất thế giới (QS GER 2022), Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì thứ hạng thuộc Top 301-500 trong 786 cơ sở giáo dục đại học hàng đầu đến từ 78 quốc gia do QS GER 2022 xếp hạng.

Đây là lần thứ 4 Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh xuất hiện trong bảng xếp hạng này và là đại diện duy nhất của Việt Nam. Năm nay, ở tiêu chí chất lượng đầu ra, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã tăng 4 bậc so với năm ngoái và giữ vị trí thứ 193 trong Top 200 đại học trên thế giới.

Thứ hạng của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh được QS GER đánh giá dựa trên chất lượng và khả năng tìm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp dựa trên 5 tiêu chí gồm: danh tiếng với nhà tuyển dụng (chiếm 30% tổng điểm), chất lượng đầu ra của cựu sinh viên (25%), hợp tác với doanh nghiệp (25%), các hoạt động kết nối doanh nghiệp và sinh viên (10%) và tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm (10%).

Nguồn dữ liệu phân tích được QS GER 2022 tổng hợp từ hơn 75.000 phản hồi của các nhà tuyển dụng, rà soát đối sánh hơn 40.800 loại bằng cấp của hơn 29.000 người thành đạt, xem xét hơn 170.000 tương tác giữa nhà tuyển dụng với sinh viên tốt nghiệp và đánh giá hơn 310.000 hợp tác tuyển dụng việc làm.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.