Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đại hội đồng Liên hợp quốc kêu gọi giải pháp hòa bình cho Ukraine

PV - 14:10, 24/02/2022

Tại New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã họp phiên toàn thể về tình hình Ukraine, với sự tham dự của gần 200 nước thành viên LHQ.

Phiên họp của Đại hội đồng LHQ về tình hình Ukraine. (Ảnh Reuters)
Phiên họp của Đại hội đồng LHQ về tình hình Ukraine. (Ảnh Reuters)

Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres cảnh báo, thế giới đang đối mặt một thời điểm có thể nói là “hết sức nguy hiểm". Đây là lúc các bên cần kiềm chế, không đẩy tình hình đi quá xa, đồng thời kêu gọi ngừng bắn, đối thoại nhằm tránh xảy ra chiến tranh. Ông đề nghị các bên cần dựa vào Điều 33 Hiến chương LHQ để giải quyết các xung đột, tranh chấp một cách hòa bình.

Tổng Thư ký Guterres nhấn mạnh nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập về chính trị của các quốc gia thành viên LHQ; khẳng định LHQ ủng hộ người dân Ukraine, nhất là trong bối cảnh có tới hai triệu người Ukraine đang cần được hỗ trợ nhân đạo; cảnh báo rằng nếu cuộc xung đột tiếp diễn và mở rộng hơn nữa thì hậu quả nhân đạo sẽ rất nặng nề trong nhiều năm tới.

Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 76 Abdulla Shahid cũng lên tiếng khẳng định hòa bình bền vững không bao giờ có thể có được thông qua các hoạt động quân sự mà phải bằng các giải pháp chính trị hòa bình; kêu gọi các nước thành viên LHQ ưu tiên các nỗ lực ngoại giao, hòa giải và đàm phán.

Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba nhấn mạnh, người dân Ukraine mong muốn được sống trong hòa bình, không rơi vào chiến tranh, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế chung tay giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay.

Trưởng phái đoàn Nga tại LHQ, Đại sứ Vasily Nebenzya cũng tuyên bố Nga sẽ tiếp tục giám sát lệnh ngừng bắn tại khu vực này trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Hạn hán, nắng nóng kéo dài khiến cho hàng nghìn người dân ở các xã biên giới tỉnh Đắk Lắk thiếu nước sinh hoạt. Để giúp người dân vùng biên qua cơn khát, các đơn vị bộ đội đóng quân ở khu vực biên giới đã huy động nguồn lực khoan giếng làm công trình nước sinh hoạt tập trung, chở từng bồn nước khu dân cư hỗ trợ người dân.