Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc-Vesak 2019 Kết nối yêu thương

PV - 02:12, 14/05/2019

Khác với những lần tổ chức trước, Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc (LHQ)-Vesak 2019 diễn ra nhiều hoạt động liên quan đến văn hóa tâm linh như lễ cầu quốc thái dân an, đêm hoa đăng cầu nguyện hòa bình thế giới, lễ hội pháo hoa… Với những hình ảnh đó, Đại lễ Phật đản LHQ-Vesak 2019 trở thành ngày tụ hội của người dân trên toàn thế giới về một lễ hội văn hóa, tôn giáo khát vọng hòa bình…

Đại biểu trong nước và quốc tế tham dự Đại lễ Phật đản LHQ-Vesak 2019. Đại biểu trong nước và quốc tế tham dự Đại lễ Phật đản LHQ-Vesak 2019.

Ngày tụ hội

Đại lễ Phật đản LHQ 2019-Phật lịch 2563 có chủ đề “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm chia sẻ vì xã hội bền vững”. Đây là lần thứ ba, Việt Nam đứng ra tổ chức Vesak sau hai lần đăng cai vào năm 2008 và 2014. Khác với những lần tổ chức trước đó chỉ gói gọn trong các hội thảo, diễn đàn, tại Vesak 2019, Ban Tổ chức đã có nhiều hoạt động liên quan đến văn hóa tâm linh như lễ cầu quốc thái dân an, đêm hoa đăng cầu nguyện hòa bình thế giới, lễ hội pháo hoa…

Tại Lễ khai mạc, chùa Tam Chúc (tỉnh Hà Nam)-nơi diễn ra Vesak 2019-Ban Tổ chức đã đón 1.650 chức sắc và lãnh đạo các giáo hội, nhà nghiên cứu... đến từ hơn 112 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều lãnh đạo cấp cao các nước đến tham dự như: Tổng thống Myanmar; Thủ tướng Nepal; Phó Tổng thống Ấn Độ; Chủ tịch Thượng viện Bhutan; Phó Tổng Thư ký LHQ... cùng hơn 20.000 phật tử, đại biểu trong cả nước và hàng vạn du khách thập phương.

Tại Lễ khai mạc, Hoà thượng Thích Phổ Tuệ (Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam) nhấn mạnh, Vesak 2019 là cơ hội quý báu để phát huy giá trị những di sản mà Đức Phật để lại cho nhân loại trong đó có giá trị về trí tuệ, lòng từ bi, triết lý vô ngã, tinh thần bất bạo động. Lịch sử 2000 năm Phật giáo Việt Nam, trải qua các triều Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần đã trở thành nền tảng tư tưởng trong đời sống. Từ đó đến nay, Phật giáo vẫn đang phát huy tinh hoa, đồng hành cùng dân tộc.

Còn Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chủ tịch Uỷ ban tổ chức Vesak 2019 nêu, thế giới đang phải đối mặt với nhiều xung đột, khủng bố, chiến tranh, bất bình đẳng, khủng hoảng môi trường. Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội và các cấu trúc truyền thống thì càng cần phát huy giá trị cốt lõi của đạo Phật. Đó là tinh thần khoan dung, vô ngã, vị tha, hòa hợp, hòa bình. Vì vậy, ông kêu gọi Phật giáo thế giới đoàn kết, dấn thân hành động nhập thế, chia sẻ các giải pháp trị liệu đối với các thách thức xã hội trong thời đại hiện nay.

Trong khuôn khổ của Vesak 2019 còn diễn ra hội thảo về Phật giáo với nhiều nội dung xuyên suốt đã được đưa ra như: cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp; cách tiếp cận của Phật giáo về giáo dục; Phật giáo và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; cách tiếp cận của Phật giáo về tiêu thụ có trách nhiệm.

“Vượt trên cả một lễ hội tôn giáo thông thường”

3 (2) Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Đại lễ Phật đản LHQ- Vesak 2019.

Phát biểu tại buổi khai mạc Vesak 2019, trước hàng ngàn đại biểu đến từ nhiều nước trên thế giới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Đại lễ Phật đản LHQ 2019 đã vượt trên một lễ hội văn hoá tôn giáo thông thường, nhằm phát huy tinh hoa của đạo Phật và trao truyền tới tất cả chúng ta thông điệp lâu đời của Đức Phật Thích Ca về hòa bình, hòa hợp, khoan dung và nhân ái mà đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị. Đó cũng là nền tảng cho việc thiết lập mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, tôn giáo và là chất liệu để góp phần xây dựng cuộc sống văn minh, đem đến hòa bình, thịnh vượng và phát triền bền vững, vì lợi ích tốt đẹp của nhân loại.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, thế giới đã bước vào thiên niên kỷ thứ ba, các quốc gia ngày càng phát triển, của cải vật chất ngày càng nhiều nhưng người dân ở không ít nơi còn chịu khổ đau do chiến tranh, xung đột, thiên tai, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, nhiều người với lối sống thực dụng đang xa dần hoặc quên đi những giá trị nhân bản. Sự quan tâm về vật chất quá lớn đã nới rộng khoảng cách giữa giàu và nghèo, làm cho nền tảng đạo đức truyền thống của nhiều quốc gia bị ảnh hưởng.

“Chúng ta hãy cùng tĩnh tâm, chiêm nghiệm lời Phật dạy để tìm ra giải pháp và cùng nhau hành động để bảo vệ, kiến tạo cho thế giới ngày càng an lạc, tốt đẹp hơn”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi. Thủ tướng cho rằng, việc tổ chức Vesak 2019 khẳng định, Nhà nước Việt Nam quan tâm và tôn trọng những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo, trong đó có Phật giáo, hướng con người tới chân, thiện, mỹ, phù hợp với văn hóa, đạo đức và lối sống hướng thiện của con người Việt Nam.

Đại lễ Phật đản LHQ-Vesak 2019 diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 12 đến hết ngày 14/5. Đây là cơ hội để mọi người hiểu được giá trị của Phật giáo, hành động hướng tới xã hội công bằng, dân chủ, bền vững.

1.

DCIM106MEDIADJI_0040.JPG

Đại Lễ Vesak (lễ Tam hợp kỷ niệm Đức Phật Đản sinh, thành đạo, niết bàn) được Đại hội đồng LHQ công nhận năm 1999. Năm 2000, lần đầu tiên ngày Đại lễ Vesak được tổ chức tại trụ sở LHQ ở New York, Mỹ với 34 quốc gia tham dự. Từ đó, sự kiện được luân phiên tổ chức thường niên ở nhiều nước. Đại lễ Vesak 2019 do Giáo hội Phật giáo Việt Nam chủ trì, được Chính phủ bảo trợ. Để đảm bảo an ninh trật tự, Ban Tổ chức Đại lễ Vesak 2019 đã huy động 7.000 tình nguyện viên để phục vụ đại lễ chu đáo, sẵn sàng ở mọi vị trí; Có khoảng 40.000 suất cơm chay mỗi ngày phục vụ người dân dự Vesak. Cũng tại Vesak 2019, Ban Tổ chức đã nhận được 398 bài tham luận của các học giả quốc tế và 110 bài tham luận của các học giả trong nước, đạt số lượng cao nhất từ trước đến nay. Ngoài ra, sẽ có hơn 30 đầu sách về Phật giáo bằng tiếng Anh và song ngữ Anh-Việt được phát hành tại Đại lễ.

HỒNG MINH

Tin cùng chuyên mục
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.