Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Đại Từ (Thái Nguyên) đẩy mạnh phong trào “chung tay vì người nghèo - không bỏ ai ở lại phía sau”

Thảo Khánh - 06:49, 09/11/2024

Với trách nhiệm, tình cảm và truyền thống “Thương người như thể thương thân” của dân tộc, các cấp ủy, chính quyền, nhân dân tỉnh huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâm, chăm lo đối với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống thông qua việc thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo, đặc biệt là phong trào thi đua “ chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Bà Lý Thị Hồng, xóm 12, xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên được hỗ trợ bò giống theo Chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững
Bà Lý Thị Hồng, xóm 12, xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên được hỗ trợ bò giống theo Chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững

Theo số liệu thống kê, năm 2024, huyện Đại Từ còn 1.877 hộ nghèo và 1.819 hộ cận nghèo. Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND huyện và sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn UBND huyện, các tổ chức chính trị- xã hội và UBND các xã, thị trấn nên chương trình giảm nghèo luôn được triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời và đạt hiểu quả cao.

Trong giai đoạn 2022-2024, huyện đã tổ chức 03 ngày hội việc làm cấp huyện, phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức 03 ngày hội việc làm cấp huyện; đồng thời huyện cũng tổ chức Phiên giao dịch việc làm tại 100% các xã, thị trấn trên địa bàn, qua đó đã hỗ trợ cho người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo có cơ hội tìm việc kiếm việc làm ổn định.

Huyện cũng hỗ trợ xây dựng, nhân rộng ít nhất 3 mô hình giảm nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên địa bàn huyện, để hỗ trợ, giúp đỡ cho các hộ thoát nghèo bền vững, góp phần hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch giảm nghèo giai đoạn đoạn 2021-2025. Trong giai đoạn 2022-2024 đã hỗ trợ xây dựng 17 mô hình giảm nghèo tại các xã trên địa bàn huyện.

Bên cạnh đó, 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; lập kế hoạch có sự tham gia, xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng và nghiệp vụ giảm nghèo.

Trong giai đoạn 2022-2024, huyện còn tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã (Lãnh đạo UBND, cán bộ Lao động TB&XH), cấp xóm (Bí thư Chi bộ, trưởng xóm). Nội dung về Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2022-2025.

Nhờ sự chung tay của Huyện ủy, HĐND huyện và sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn UBND huyện, các tổ chức chính trị- xã hội và UBND các xã, thị trấn cùng sự nỗ lực vươn lên của các hộ dân, tính đến tháng 8/2024, số hộ nghèo của huyện đã giảm từ 4.022 hộ xuống còn 1.877 hộ, giảm 2.145 hộ nghèo. Dự kiến đến cuối năm 2024, số hộ nghèo của huyện sẽ giảm xuống còn 1.230 hộ, giảm 2.792 hộ, đạt 111,68% kế hoạch.

Trong thời gian tới, để phong trào “chung tay vì người nghèo-không bỏ ai ở lại phía sau” tiếp tục phát huy hiệu quả, huyện Đại Từ đã và đang tích cực tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, doanh nhân và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực phục vụ cho công tác giảm nghèo, đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác giảm nghèo tạo thành phong trào sâu rộng, thu hút và động viên sự tham gia của các tầng lớp dân cư trong việc thực hiện các chương trình giảm nghèo, việc hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo.

Ngoài ra, địa phương cũng huy động các tập thể, cá nhân, các doanh nghiệp có những việc làm thiết thực tham gia đóng góp công sức, trí tuệ, vật chất hỗ trợ, giúp đỡ các hộ gia đình giảm nghèo và thoát nghèo. Các thôn, khu dân cư và các hộ gia đình thi đua đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và từng bước làm giàu, hỗ trợ người nghèo và giúp đỡ các cá nhân, hộ gia đình khác phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống và cùng nhau vươn lên thoát nghèo.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Người có uy tín khẳng định vai trò kết nối tình đoàn kết, xây dưng bản làng

Thanh Hóa: Người có uy tín khẳng định vai trò kết nối tình đoàn kết, xây dưng bản làng

Thanh Hóa hiện có 1.281 Người có uy tín trong đồng bào DTTS sinh sống tại các huyện miền núi. Những năm qua, Người có uy tín khẳng định vai trò kết nối tình đoàn kết, trách nhiêm đối với cộng đồng và xã hội, tích cực tham gia xây dựng củng cố hệ thống chính trị, đi đầu trong các phong trào xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới (NTM), bảo đảm an ninh trật tự tại các khu dân cư, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội vùng DTTS.