Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Nghề nghiệp - Việc làm

Đắk Lắk: Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho người lao động

Lê Hường - 18:29, 31/07/2023

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định số 23/2023/QĐ-UBND ngày 25/7/2023 Quy định mức hỗ trợ chi phía đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh.

Dạy nghề dệt thổ cẩm của người Ê Đê cho phụ nữ (Ảnh minh họa)
Dạy nghề dệt thổ cẩm của người Ê Đê cho phụ nữ. (Ảnh minh họa)

Theo Quyết định, đối tượng được thụ hưởng là công dân Đắk Lắk thuộc 5 nhóm gồm: Người khuyết tật; người thuộc hộ đồng bào DTTS nghèo; người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn; người DTTS, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm; người thuộc hộ cận nghèo; người học là phụ nữ, lao động nông thôn khác.

Mức hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại được áp dụng theo Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.

Nguồn kinh phí thực hiện gồm: Ngân sách Trung ương từ các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi và các chương trình mục tiêu khác... Ngân sách địa phương (ngân sách cấp huyện), kinh phí hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác

Sở Lao động -Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện theo quy định.

Tin cùng chuyên mục
Tre, trúc không còn bị "bạc đãi" ở vùng đất Tây Nam bộ

Tre, trúc không còn bị "bạc đãi" ở vùng đất Tây Nam bộ

Các loại cây họ tre nứa rất dễ trồng, dễ chăm sóc với hàng chục giống tre, trúc khác nhau và chúng được trồng hầu như khắp các địa phương vùng Tây Nam bộ. Từ lâu, sản phẩm từ cây tre gắn bó với đời sống cư dân nơi này. Dù đang chịu cạnh tranh gay gắt với hàng hóa sản xuất bằng dây chuyền công nghệ, thay thế bằng những nguyên liệu công nghiệp nhưng không vì thế mà sản phẩm từ họ tre trúc “hết thời”.