Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Đắk Lắk: Kết nối giao thương, thúc đẩy cung - cầu hàng hóa Tây Nguyên

Lê Hường - 20:31, 28/06/2022

Ngày 28/6, thông tin từ Trung tâm Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực Tây Nguyên với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại năm 2022 sẽ được tổ chức vào tháng 7 tới đây. Đây là Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2022.

Gian hàng trưng bày các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của Tp. Buôn Ma Thuột
Gian hàng trưng bày các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của Tp. Buôn Ma Thuột

Đắk Lắk là tỉnh có diện tích trồng và sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước, với diện tích 210.000 ha và sản lượng thu hoạch hằng năm đạt trên 560.000 tấn. Đây cũng là tỉnh có diện tích các loại cây công nghiệp, cây ăn quả lớn của khu vực. Những năm qua, hàng hóa nông sản của tỉnh đã xuất khẩu tới hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt đã thâm nhập được vào các thị trường lớn, khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp…

Tuy nhiên, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh mẽ khắp nơi trên thế giới, nhiều quốc gia đóng cửa biên giới, thực hiện giãn cánh xã hội, trong đó có Việt Nam. Điều đó đã khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng nông sản đứt gãy chuỗi giá trị, số lượng đơn hàng của doanh nghiệp sụt giảm, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp.

Để xúc tiến tiêu thụ các mặt hàng nông sản đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, các sản phẩm đạt chứng nhận của khu vực Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng, Trung tâm Xúc tiến thương mại Đắk Lắk tổ chức “Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực Tây Nguyên với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại năm 2022” với chủ đề “Đắk Lắk - Tây Nguyên vùng trái ngọt”.

Hội nghị nhằm quảng bá, kết nối, xúc tiến tiêu thụ các mặt hàng nông sản đủ tiêu chuẩn xuất khẩu; các sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP, GlobalGAP và OCOP của các tỉnh Tây Nguyên; tạo điều kiện để các nhà cung cấp của địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu gặp gỡ, tìm hiểu thông tin thị trường, kết nối cung cầu hàng hóa; ký kết hợp tác đầu tư, hợp đồng ghi nhớ tiêu thụ các sản phẩm nông sản có thế mạnh của tỉnh, khu vực; góp phần tháo gỡ những khó khăn cho sản xuất của doanh nghiệp, đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu và phát triển bền vững.

Hội nghị có quy mô 150 đại biểu, trong đó 60 - 100 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các Hợp tác xã và các tổ chức xúc tiến thương mại được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật. Hội nghị có sự tham gia của các doanh nghiệp xuất khẩu và nhiều tổ chức xúc tiến thương mại, các tỉnh, thành phố.

Trong khuôn khổ chương trình sẽ trưng bày, giới thiệu, quảng bá về tiềm năng thế mạnh các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh và các địa phương tham gia; phát triển thị trường trong nước, xúc tiến tiêu thụ các mặt hàng nông sản đủ tiêu chuẩn xuất khẩu và duy trì ổn định nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay.

Tin cùng chuyên mục
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.