Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Đắk Lắk: Kiểm tra, xử lý giáo viên có hành vi tát học sinh

Lê Hường - 21:16, 18/05/2023

Chiều 18/5, một lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk xác nhận: Đơn vị đang làm báo cáo gửi UBND Tp. Buôn Ma Thuột vụ việc cô giáo N.T.X. (giáo viên Ngữ văn, Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai, phường Tân An, Tp. Buôn Ma Thuột) có hành vi tát học sinh trong giờ kiểm tra, để xử lý theo thẩm quyền. “Quan điểm của Phòng là sẽ xử lý đúng theo quy định, sai phạm đến đâu thì xử lý đến đó”.

Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai, nơi xảy ra vụ việc cô giáo tát học sinh
Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai, nơi xảy ra vụ việc cô giáo tát học sinh

Theo thông tin, ngày 9/5, khối lớp 8 Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai làm bài kiểm tra cuối kỳ môn Địa lý, cô X. được phân công coi thi của một lớp. Trong lúc coi thi, cô X. phát hiện một nam sinh có dấu hiệu sử dụng tài liệu, nên đã chạy xuống thu tài liệu và tát em học sinh này 2 cái. Sau đó, học sinh bị đánh đã kể lại sự việc cho phụ huynh, nên gia đình em này đã làm đơn tố cáo, yêu cầu làm rõ hành vi đánh học sinh của cô X.

Cô giáo có hành vi tát học sinh trong giờ kiểm tra (ảnh từ camera)
Cô giáo có hành vi tát học sinh trong giờ kiểm tra (ảnh cắt từ Camera)

Ngày 17/5, Phòng Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo phường Tân An và các đoàn thể xuống kiểm tra, làm việc. Cô X. thừa nhận có hành vi tát học sinh do bức xúc khi thấy em này sử dụng tài liệu và mong muốn xin lỗi học sinh, phụ huynh.

Về phía nhà trường, Ban Giám hiệu nhà trường cũng nhận lỗi với phụ huynh và nhận trách nhiệm khi không sâu sát với học sinh dẫn đến sự việc nói trên. Đối với trường hợp nam sinh có hành vi gian lận trong lúc kiểm tra cuối kỳ, nhà trường sẽ căn cứ theo mức độ để trừ điểm môn thi và xem xét xử lý hạ 1 bậc hạnh kiểm.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.