Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Đăk Lăk: Người dân bất an vì nạn bảo kê sầu riêng

PV - 13:57, 10/10/2018

Từ giữa năm 2018, giá sầu riêng tại địa bàn Đăk Lăk tăng cao chót vót. Lợi dụng điều này, nhiều đối tượng đã câu kết thành các băng nhóm, dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực buộc thương lái, người dân đóng tiền bảo kê.

Được mùa sầu riêng, người dân vẫn rất lo lắng vì nạn bảo kê. Được mùa sầu riêng, người dân vẫn rất lo lắng vì nạn bảo kê.

Gia đình ông T. ở xã Tân Lập, huyện Krông Búk, tỉnh Đăk Lăk có hơn 1ha sầu riêng đang trong thời gian thu hoạch. Dự kiến, vụ sầu riêng năm nay gia đình ông có thu nhập hơn 1 tỷ đồng. Phấn khởi vì sầu riêng được giá chưa được bao lâu thì ở xã lại xuất hiện một nhóm người cản trở khi thương lái vào thu mua sầu riêng nhà ông T.

“Nhóm người này thường ngồi ở khu vực trung tâm xã. Thấy thương lái thu mua sầu riêng vào xã thì bám theo để đòi tiền bảo kê. Bất cứ xe ô tô, xe máy của thương lái vào làng thu mua đều phải đóng tiền bảo kê cho chúng nếu muốn yên ổn. Trong một thời gian dài, người dân chúng tôi phải sống trong cảnh sợ hãi”, ông T. bộc bạch.

Trước đây, nhiều nhóm xã hội đen thường lân la đến các nhà vườn sầu riêng trên địa bàn Đăk Lăk đòi tiền bảo kê nhưng hiện nay thủ đoạn đã thay đổi. Bọn chúng nhắm đến đối tượng thương lái ở các tỉnh xa để dễ bề trấn lột.

Nguyễn Văn T. (thương lái thu mua sầu riêng tại xã Tân Lập, huyện Krông Búk), lo sợ cho biết, vào cuối tháng 8 vừa qua, anh đến xã Tân Lập mua sầu riêng thì bị một nhóm đối tượng chèn ép, dọa dẫm yêu cầu đóng tiền mới được vận chuyển sầu riêng ra khỏi địa bàn.

“Lúc tôi vào thu mua sầu riêng của người dân thì có đàn em của một người tên Lương chặn đường tuyên bố “Mua 1 tấn sầu riêng phải đưa Lương 2 triệu đồng, 10 tấn thì phải đưa 20 triệu đồng. Nếu không đưa tiền bảo kê, Lương tuyên bố sẽ đánh tôi. Quá bức xúc, tôi đã trình báo sự việc cho cơ quan công an”, anh T tâm kể.

Thiếu tá Nguyễn Đức Tin, Phó Trưởng Công an huyện Krông Búk (Đăk Lăk) cho biết, trong thời gian vừa qua, hoạt động của nhóm đối tượng có dấu hiệu bảo kê sầu riêng trên địa bàn huyện diễn biến phức tạp. Các nhóm đối tượng này liên kết với nhóm đối tượng có tiền án tiền sự tại các huyện Ea H’Leo, Krông Buk, Cư Mgar… hình thành nhóm hơn 10 người cưỡng đoạt tài sản của thương lái.

Thiết nghĩ, người nông dân phải mất nhiều công sức vất vả trồng trọt chăm bẵm mới thu hoạch được sầu riêng. Bên cạnh đó, họ cũng phải đối diện nhiều rủi ro với thiên tai mất mùa. Do vậy, hành động bảo kê cưỡng đoạt tài sản của các nhóm đối tượng là không thể chấp nhận được và cần phải nghiêm trị trước pháp luật.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!