Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Đăk Nông: Dự án chống hạn nhưng không chống được hạn

Lê Hường - 09:12, 19/04/2021

Thời gian qua, tỉnh Đăk Nông đầu tư hàng loạt công trình phòng chống hạn, nhưng khi vận hành thử nghiệm một số công trình lộ rõ nhiều bất cập, không đưa nước về đồng ruộng được. Hàng trăm hộ dân như ngồi trên đống lửa nhìn đồng khô khát, lúa không trổ đòng vì thiếu nước, thậm chí phải cắt lúa hư cho bò ăn.

Kênh mương công trình thủy lợi Suối đá thấp hơn rất nhiều chân ruộng nên người dân phải dùng máy bơm bơm nước chống hạn cho lúa
Kênh mương công trình thủy lợi Suối đá thấp hơn rất nhiều chân ruộng nên người dân phải dùng máy bơm bơm nước chống hạn cho lúa

Kênh thủy lợi thấp hơn ruộng 3m

Xã Quảng Hòa, huyện Đăk G’long là xã nghèo nhất tỉnh Đăk Lăk, với vô vàn khó khăn trong canh tác, sản xuất nông nghiệp. Năm 2017, Thường trực HĐND tỉnh Đăk Nông phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Công trình thủy lợi Suối đá xã Quảng Hòa, với tổng kinh phí 90 tỷ đồng. 

Mục tiêu của dự án, là tạo nguồn nước ổn định phục vụ sinh hoạt và sản xuất, nâng cao đời sống, xóa đói, giảm nghèo cho Nhân dân trong vùng. Công trình do Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các Công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trực thuộc UBND tỉnh Đăk Nông) làm chủ đầu tư; Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Đường Việt (TP. Đà Nẵng) tổ chức khảo sát, thiết kế. 

Theo tính toán ban đầu, dự án sẽ bảo đảm cung cấp nước tưới cho 1.000 ha cây nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, tăng số lượng canh tác lúa nước từ 1 vụ lên thành 2 vụ trong năm; và cung cấp nước sinh hoạt ổn định cho 1.750 hộ dân trong khu vực. 

Dự án được xếp vào nhóm dự án cấp bách phòng, chống, khắc phục tình trạng hạn hán và thực hiện không quá 5 năm. Nhưng hiệu quả đâu chẳng thấy, còn người dân thì đang chịu nhiều khốn khổ vì thiếu nước sản xuất, năng suất cây trồng giảm, thậm chí bỏ hoang đất.

Nhìn tuyến kênh thủy lợi chạy giữa cánh đồng mà ruộng lúa khô khốc, anh Tráng A Tống, người dân thôn 12 xót xa nói: Khi còn kênh cũ, miệng kênh luôn cao hơn mặt ruộng, nước từ hồ chứa dẫn về là đổ trực tiếp vào ruộng. Gần 3 năm nay, cánh đồng lúa gần chục héc ta thôn 12 này, gần như bị bỏ hoang vì kênh dẫn nước Công trình thủy lợi Suối Đá thấp hơn mặt ruộng 3m.

Còn anh Giàng A Tú ở thôn 9 thở dài: Năm nay, có khi phải xin gạo cứu đói của nhà nước ăn chứ ruộng không có nước, thì cây lúa làm sao phát triển, có hạt được. Khi được thông báo xây dựng Công trình thủy lợi Suối Đá để bà con sản xuất lúa 2 vụ, tăng năng suất cây trồng, chúng tôi rất mừng. Nhưng đến nay, hy vọng “đổi đời” nhờ công trình thủy lợi gần 100 tỷ đồng tan biến khi thấy rõ thực tế những bất cập đang diễn ra.

Cánh đồng lúa xã Quảng Hòa khô khốc, úa vàng
Cánh đồng lúa xã Quảng Hòa khô khốc, úa vàng

Ông Nguyễn Bá Thủy, Bí thư Đảng ủy xã Quảng Hòa cho biết: Xã có đông đồng bào DTTS và là xã nghèo nhất tỉnh Đăk Nông. Khu vực này rất khắc nghiệt, năm nào cũng xảy ra hạn hán, người dân gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất. Chỉ tính riêng năm 2020, xã Quảng Hòa bị thiệt hại hơn 25 tỷ đồng do hạn hán. Dự án thủy lợi Suối Đá được chính quyền và người dân mong đợi, đặt nhiều kỳ vọng, nhưng thi công chậm tiến độ và xảy ra nhiều bất cập.

Chết khát bên công trình thủy lợi trăm tỷ

Tương tự, tình trạng trên, nằm bên cạnh công trình thủy lợi hàng trăm tỷ đồng, cánh đồng buôn Chóah, huyện Krông Nô, vựa lúa lớn nhất tỉnh Đăk Nông cũng rơi vào tình cảnh thiếu nước, ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất, chất lượng. Nguyên nhân do dự án thủy lợi trị giá gần 200 tỷ đồng, chưa phát huy tác dụng không cung cấp đủ nước cho vùng trọng điểm lương thực này.

Theo báo cáo, công trình thủy lợi xã Buôn Chóah thuộc dự án nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy lợi phòng chống hạn hán trên địa bàn tỉnh Đăk Nông. Công trình thủy lợi phòng, chống hạn hán tại Krông Nô, có tổng mức đầu tư gần 200 tỷ đồng, với công suất phục vụ sản xuất cho gần 600ha lúa tại vùng trọng điểm lương thực xã Buôn Chóah.

Trong đó, giai đoạn 1 là gần 170 tỷ đồng. Tuy nhiên, mới vận hành thử nghiệm, công trình đã thể hiện những bất cập, không phát huy tác dụng như mong đợi.

Người dân cắt lúa bị khô hạn cho trâu ăn
Người dân cắt lúa bị khô hạn cho trâu ăn

Sau khi người dân phản ánh, cuối tháng 1/2021 vừa qua, ngành chức năng tỉnh Đăk Nông cũng đã phải họp khẩn cấp để xử lý vấn đề thiếu hụt nước trên cánh đồng này.

Theo ông Doãn Gia Lộc, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Krông Nô, lượng nước đầu vào các máy bơm không đảm bảo, nên lưu lượng nước vào kênh nội đồng không đủ, không bằng các năm trước. Thiết kế đường dẫn chưa phù hợp và nếu đơn vị chủ đầu tư, đơn vị thi công không sớm điều chỉnh, khắc phục thì tình trạng thiếu nước vào cao điểm mùa khô (khoảng cuối tháng 3/2021) và các năm tiếp theo sẽ còn gay gắt, khốc liệt hơn.

Một điều trùng hợp, cả hai công trình phòng chống hạn tại xã Buôn Chóah (huyện Krông Nô) và Quảng Hòa (Đăk G’Long) đều do Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đăk Nông làm chủ đầu tư; Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Đường Việt (Đà Nẵng) tư vấn thiết kế công trình.

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Thanh tra huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã có Kết luận thanh tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong thực hiện Tiểu dự án 2 – Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2023 tại xã Ngọk Wang, với tổng số 62 con bò đã được cấp. Vậy 46 con bò thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được triển khai cùng thời điểm liệu có cấp đúng, đủ trọng lượng hay không mà không tổ chức thanh tra? Đó là điều mà dư luận quan tâm hiện nay.