Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Đắk R'lấp (ĐắkNông): Giúp người lầm lỗi xoá bỏ mặc cảm, vươn lên trong cuộc sống

Anh Đức - 14:53, 06/12/2024

Thực hiện Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng cho người chấp hành xong án phạt tù (CHXAPT), Công an huyện Đắk R’lấp (tỉnh Đắk Nông) đã tham mưu UBND huyện ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện và đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, giáo dục về công tác tái hòa nhập cộng đồng và thực hiện tín dụng đối với người CHXAPT.

Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách, anh Nguyễn Xuân Bình ở thôn 3, xã Đắk Sin, huyện Đắk R’Lấp (Đắk Nông) đã đầu tư trồng cà phê, xóa bỏ mặc cảm vươn lên trong cuộc sống
Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách, anh Nguyễn Xuân Bình ở thôn 3, xã Đắk Sin, huyện Đắk R’Lấp (Đắk Nông) đã đầu tư trồng cà phê, xóa bỏ mặc cảm, vươn lên trong cuộc sống

Sau khi chấp hành án phạt tù trở về địa phương năm 2022, quá trình tái hòa nhập cộng đồng của anh Nguyễn Xuân Bình ở thôn 3, xã Đắk Sin, huyện Đắk R’Lấp (Đắk Nông) gặp nhiều khó khăn do mặc cảm và tâm lý tiêu cực. Được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Công an xã Đắk Sin, các ban, ngành, đoàn thể xã thường xuyên tiếp xúc, gặp gỡ động viên và được Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Đắk R’lấp hỗ trợ vay 100 triệu đồng theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg, để sản xuất-kinh doanh ổn định cuộc sống… Vượt lên trên sự mặc cảm và tự ti, anh quyết tâm làm lại cuộc đời và trở thành công dân tốt.

Vay được 100 triệu đồng để chăm sóc cải tạo, trồng lại lại 03 ha cà phê già cỗi không được chăm sóc đầy đủ do các năm trước không được chăm sóc đầy đủ, vụ cà phê này Anh dự kiến thu về được 03 tấn cà phê nhân trừ chi phí, Anh thu được 300 triệu đồng. Từ nguồn vốn được hỗ trợ, anh Bình học hỏi, trau dồi kiến thức trồng xen canh các loại cây ăn quả cùng với cây chanh để tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Nhờ sự dẫn dắt tận tình của lực lượng Công an và chính quyền địa phương, anh Bình có cơ hội làm lại cuộc đời.

Một trường hợp khác là anh Nguyễn Văn Hiếu ở thôn 03, xã Quảng Tín, huyện Đắk R’lấp, được Công an xã Quảng Tín phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thường xuyên tiếp xúc, gặp gỡ động viên, giúp đỡ tái hào nhập cộng đồng, chí thú làm ăn và đề nghị NHCSXH cho vay số tiền 100 triệu đồng về mua sắm máy móc, mở rộng nhà xưởng làm mộc gia truyền.

Các hộ vay nhận tiền tại Điểm giao dịch xã trên địa bàn huyện Đắk R'lấp (Đắk Nông)
Các hộ vay nhận tiền tại Điểm giao dịch xã trên địa bàn huyện Đắk R'lấp (Đắk Nông)

Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg là chủ trương nhân văn của Đảng và Nhà nước, là cứu cánh cho người từng lầm lỗi hoàn lương, làm lại cuộc đời. Theo nội dung Quyết định số 22, đối tượng được vay vốn, gồm: người CHXAPT, người được đặc xá, cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng lao động là người CHXAPT.

Về điều kiện vay vốn, người CHXAPT có nhu cầu vay vốn, chấp hành tốt các quy định của pháp luật và được UBND cấp xã xác nhận. Thời gian kể từ khi CHXAPT đến thời điểm vay vốn tối đa là 5 năm.

Thời gian qua, Công an huyện Đắk R’Lấp phối hợp với NHCSXH huyện, các ban, ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn làm tốt công tác tuyên truyền Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg đến với người dân và triển khai thực hiện hiệu quả.

Thực hiện Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg, Công an huyện và Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đắk R’Lấp xây dựng quy chế phối hợp để triển khai thực hiện tín dụng đối với người CHXAPT. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 238 người CHXAPT, trong đó có 163 người thuộc diện đủ điều kiện cho vay vốn theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg. Từ khi triển khai Quyết định số 22, đã có 28 trường hợp người CHXAPT có nhu cầu vay vốn và được NHCSXH giải ngân với số tiền gần 3 tỷ đồng.

Việc tạo điều kiện để những người hoàn lương tái hòa nhập, trở thành công dân có ích là nhiệm vụ quan trọng mà các cấp chính quyền cơ sở luôn nỗ lực thực hiện. Nông Đức Thuận - Trưởng Công an thị trấn Kiến Đức, huyện Đắk R’Lấp (Đắk Nông) đã tích cực phối hợp Ủy ban MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể xã thường xuyên trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc người CHXAPT để động viên, tư vấn, hỗ trợ các thủ tục pháp lý; giúp định hướng đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống. Theo ông Thuận, hành động quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người hoàn lương làm lại cuộc đời góp phần gìn giữ bình yên cho từng thôn, xã.

Có thể nói, Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg là chính sách nhân văn của Đảng, Nhà nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc hỗ trợ, giúp đỡ, giáo dục người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư, giúp những người lầm lỗi xoá bỏ mặc cảm, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, góp phần phòng ngừa hiệu quả nguyên nhân phát sinh các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh, trật tự ở địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Động lực xóa bỏ “5 nhất” ở Cao Bằng: Tăng tốc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (Bài cuối)

Động lực xóa bỏ “5 nhất” ở Cao Bằng: Tăng tốc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (Bài cuối)

Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt kết quả khá toàn diện trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai. Một trong những động lực tăng trưởng của tỉnh là nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719).
Đọc nhiều