Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Video - Photo

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
  • Lợi ích kép từ tiết học tiếng Ê đê

    Lợi ích kép từ tiết học tiếng Ê đê

    Video - Photo - 08:37, 21/12/2021

    15 năm qua, huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông đã tổ chức và duy trì việc dạy tiếng Ê đê cho học sinh tiểu học. Qua đó góp phần giữ gìn tiếng nói, chữ viết dân tộc Ê đê và hình thành thói quen bảo tồn bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc mình đối với các học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
  • Nghị lực của cô giáo người Giẻ Triêng

    Nghị lực của cô giáo người Giẻ Triêng

    Video - Photo - 21:02, 20/12/2021

    Hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên việc đi học của em Y Son người đồng bào dân tộc Giẻ Triêng ở thôn Tà Pók, xã Đắk Nông, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) tưởng chừng như gián đoạn. Nhưng nhờ “Chương trình Nâng bước em đến trường” của Bộ đội Biên phòng tỉnh đã giúp cho Y Son tiếp tục được đến trường và viết tiếp ước mơ trở thành cô giáo dạy chữ cho con em đồng bào ở quê hương.
  • Vững niềm tin nơi phên dậu

    Vững niềm tin nơi phên dậu

    Video - Photo - 11:20, 08/12/2021

    Vùng dân tộc thiểu số và miền núi là khu vực phên dậu của Tổ quốc, giữ vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, quốc phòng, an ninh của đất nước. Trong suốt chiều dài lịch sử, đồng bào dân tộc thiểu số một lòng giữ trọn niềm tin với Đảng, đóng góp sức mình cho cách mạng cũng như công cuộc đổi mới của đất nước ngày nay.
  • Nông dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi làm giàu trên đồng đất quê hương

    Nông dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi làm giàu trên đồng đất quê hương

    Video - Photo - 22:45, 03/12/2021

    Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã có bước tiến dài, mở ra cơ hội làm giàu cho người nông dân. Thay vì sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, giá trị kinh tế cây trồng thấp như trước đây; thì nay bà con đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị cao, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, liên kết chặt chẽ giữa các nông hộ, hội viên, thành viên để sản xuất tập trung và tiêu thụ sản phẩm.
  • Đổi thay vùng đồng bào có đạo ở Tây Nguyên

    Đổi thay vùng đồng bào có đạo ở Tây Nguyên

    Video - Photo - 16:06, 24/11/2021

    Trên những bản làng của Tây Nguyên, đời sống đồng bào các dân tộc nói chung, đồng bào giáo dân nói riêng ngày càng ấm no, hạnh phúc; người dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc và sống tốt đời đẹp đạo.
  • Phát triển du lịch từ văn hóa truyền thống

    Phát triển du lịch từ văn hóa truyền thống

    Video - Photo - 18:42, 12/11/2021

    Dù là địa bàn còn nhiều khó khăn, song vùng dân tộc thiểu số và miền núi lại có nhiều lợi thế về phát triển du lịch, nhất là du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái. Từ lợi thế cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, đặc biệt là bản sắc văn hóa truyền thống, kết hợp với sự liên kết du lịch vùng, đã tạo bứt phá cho du lịch ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
  • Những nhà sư sống tốt đời đẹp đạo

    Những nhà sư sống tốt đời đẹp đạo

    Video - Photo - 20:48, 05/11/2021

    Xây nhà đại đoàn kết, cầu dân sinh, hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời người dân khó khăn do đại dịch Covid-19…là những việc làm thiết thực tô đẹp thêm hình ảnh sống tốt đời, đẹp đạo của những nhà sư vùng đồng bào dân tộc Khmer ở khu vực Tây Nam Bộ.
  • Điểm tựa của buôn làng

    Điểm tựa của buôn làng

    Video - Photo - 11:31, 28/10/2021

    Những năm qua, các buôn làng vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới Tây Nguyên ngày càng thay da, đổi thịt. Kết quả đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ già làng, Người có uy tín - họ là những điểm tựa của bản làng, chung sức, đồng lòng cùng chính quyền địa phương xây dựng buôn làng no ấm, bình yên và ngày phát triển.
  • Đổi thay ở Mường Nhé

    Đổi thay ở Mường Nhé

    Video - Photo - 11:30, 23/10/2021

    Về mảnh đất ngã ba biên giới Mường Nhé (Điện Biên) hôm nay không còn cảnh nghèo đói, lạc hậu, thay vào đó là những bản làng ấm no hiện hữu. Qua đó, khẳng định chủ trương, chính sách đầu tư đúng đắn của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực vươn lên của đồng bào nơi đây.
  • Bảo tồn và phát huy văn hóa Khmer

    Bảo tồn và phát huy văn hóa Khmer

    Video - Photo - 22:53, 08/10/2021

    Với hơn 1,3 triệu người, đồng bào Khmer sinh sống tập trung ở Tây Nam Bộ. Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, đồng bào nơi đây vẫn lưu giữ và phát huy được nhiều nét văn hóa đặc sắc, góp phần làm phóng phú nền văn hóa của cộng các dân tộc Việt Nam.