Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày “Tiên giáng”

Anh Trúc - 16:12, 04/02/2025

Ngày 4/2 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025) lễ dâng hương tưởng nhớ, tri ân công đức Tổ Mẫu Âu Cơ theo nghi thức truyền thống chính thức diễn ra tại xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, thu hút đông đảo Nhân dân và du khách tham dự.

Lễ dâng hương tưởng nhớ, tri ân công đức Tổ Mẫu Âu Cơ
Lễ dâng hương tưởng nhớ, tri ân công đức Tổ Mẫu Âu Cơ

Theo truyền thuyết, mẹ Âu Cơ giáng trần, kết duyên với Lạc Long Quân, sinh ra bọc trăm trứng, khởi nguồn dòng giống Lạc Hồng. Bà ở lại Hiền Lương dạy dân canh tác trước khi bay về trời vào ngày 25 tháng Chạp, để lại dải yếm lụa dưới gốc đa. Nhân dân lập miếu thờ, các triều đại phong sắc, tôn tạo thành đền thờ Tổ Mẫu.

Lễ hội đền Mẫu Âu Cơ kéo dài hai ngày, với ngày mùng 7 là lễ chính. Ngay từ sáng sớm, hàng nghìn du khách đã đổ về đền. Phần lễ mở đầu với nghi thức tế Thành Hoàng làng, rước kiệu từ đình Đức Ông về đền Mẫu Âu Cơ trong tiếng chiêng, trống rộn ràng. Tại đây, lãnh đạo tỉnh Phú Thọ, huyện Hạ Hòa và đông đảo Nhân dân thành kính dâng hương, hoa, lễ vật tri ân công đức Tổ Mẫu, cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.

Phần Tế nữ quan - điểm nhấn quan trọng nhất - do đội tế gồm các cô gái thanh tân, mặc áo dài rực rỡ, thực hiện theo nghi thức truyền thống trong không khí trang nghiêm.

Sau lễ tế, tiếng trống, chiêng vang lên khai hội, mở màn cho mùa lễ hội tại Đất Tổ Vua Hùng.

Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ không chỉ tôn vinh huyền thoại Lạc Long Quân - Âu Cơ mà còn mang giá trị tín ngưỡng sâu sắc, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", gắn kết cộng đồng. Với ý nghĩa đặc biệt, năm 2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận “Tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ” là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Xây dựng mô hình điểm giữ gìn văn hoá vùng đồng bào DTTS

Bình Định: Xây dựng mô hình điểm giữ gìn văn hoá vùng đồng bào DTTS

Nhằm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của đồng bào các DTTS, các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã xây dựng các mô hình xây dựng đời sống văn hoá trong vùng đồng bào DTTS. Điển hình như mô hình văn hoá cồng chiêng của đồng bào Ba Na ở xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh và mô hình bảo tồn, phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc cho đồng bào Hrê xã An Trung, huyện An Lão.