Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Nghề nghiệp - Việc làm

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Lai Châu: Cần thu hút được các nguồn lực xã hội

Hoài Dương - 10:28, 01/06/2020

Trong giai đoạn 2016 - 2019, toàn tỉnh Lai Châu đã mở 893 lớp đào tạo nghề cho 26.797 lao động theo Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, lao động DTTS chiếm trên 95%. Thế nhưng, chất lượng đội ngũ giáo viên là một trong những khó khăn lớn ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả khi triển khai Đề án.

Người dân Lai Châu học nghề sửa chữa máy nông nghiệp.
Người dân Lai Châu học nghề sửa chữa máy nông nghiệp.

Trung bình mỗi năm huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) đào tạo nghề cho 400 lao động tại các thôn bản trên địa bàn huyện. Thế nhưng, phần lớn lao động sau khi được đào tạo vẫn làm nghề cũ (nông nghiệp) hoặc học xong không có việc làm.

Lý giải về nguyên nhân của tình trạng này, bà Lại Thị Huế, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) huyện Nậm Nhùn chia sẻ, do điều kiện huyện mới thành lập (năm 2012), số lượng biên chế được giao thấp, cán bộ tham mưu về công tác dạy nghề còn trẻ, chưa có kinh nghiệm trong quản lý, kiểm tra, đôn đốc. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt giáo viên cơ hữu, chủ yếu là giáo viên thỉnh giảng là cán bộ hợp đồng tại các trung tâm, trạm khuyến nông, thú y… chưa có kinh nghiệm dạy nghề là một trong những nhân tố gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT).

Còn tại Tân Uyên, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 21,1% (năm 2010) lên 47,3% (năm 2020). Nhưng cũng giống như huyện Nậm Nhùn, theo bà Lê Thị Tỉnh, Trưởng phòng LĐTB&XH huyện Tân Uyên, cùng với đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đào tạo nghề từ huyện, thị trấn đến xã thường xuyên có sự thay đổi, nhiều người mới nhận nhiệm vụ lúng túng trong triển khai thực hiện. Hiện trên địa bàn huyện Tân Uyên, số giáo viên thỉnh giảng chiếm tỷ lệ cao hơn số giáo viên cơ hữu dẫn đến một thực tế chất lượng giảng dạy thấp.

Chia sẻ những bất cập trên của các địa phương, ông Lê Văn Thăng, Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh Lai Châu cho biết: Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề của một số đơn vị đào tạo, đặc biệt ở cấp huyện và các tổ chức, đoàn thể tham gia đào tạo nghề vẫn còn thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thiếu cơ sở vật chất. Chính sách hỗ trợ cho người dạy nghề vẫn còn bất cập, dẫn đến không thu hút được các nguồn lực xã hội tham gia dạy nghề.

Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh Lai Châu Lê Văn Thăng cho biết, theo chủ trương chỉ đạo của Trung ương, năm 2020 Đề án 1956 về đào tạo nghề cho LĐNT sẽ kết thúc. Tuy nhiên, thời gian tới, Lai Châu vẫn sẽ tiếp tục cân đối nguồn kinh phí để hỗ trợ đào tạo nghề cho LĐNT.

Để vừa tổ chức dạy nghề hiệu quả vừa giải quyết việc làm sau đào tạo cho lao động, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm, Sở LĐTB&XH tỉnh yêu cầu các địa phương chú trọng công tác khảo sát nhu cầu đào tạo thật sát ngành nghề xã hội cần và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình đào tạo…

“Để đào tạo nghề cho LĐNT hiệu quả hơn, cần có cơ chế tăng cường nguồn lực giáo viên dạy nghề, thu hút cán bộ doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng chương trình, đào tạo cùng cơ sở dạy nghề”, ông Lê Văn Thăng nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục
Điều kiện hưởng lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024

Điều kiện hưởng lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024

Từ 1/7/2025, người lao động khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 15 năm trở lên, thì được hưởng lương hưu nếu đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động. Ngoài tiền lương hưu, người lao động còn được trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.