Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Đạo và đời ở những ngôi chùa Khmer

PV - 17:22, 01/03/2018

Trong đời sống sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, xã hội của đồng bào dân tộc Khmer, hình ảnh ngôi chùa luôn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi, Phật giáo Nam Tông là Tôn giáo chính thống của đồng bào. Chính vì thế, đội ngũ các vị sư sãi, hòa thượng Hội viên Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước (ĐKSSYN) đều nằm trong Ban Quản trị các chùa Khmer và là Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Họ là những người luôn đi đầu trong các hoạt động của địa phương, là trung tâm đoàn kết, vận động đồng bào phật tử đoàn kết xây dựng quê hương.

Trên chặng đường hành đạo, hoà thượng Trần Nhiếp, trụ trì chùa Thanh Gia, xã Định Hoà, huyện Gò Quao (Kiên Giang) thường xuyên phải chứng kiến cảnh trẻ em, người già đi qua những cây cầu khỉ chông chênh mà xót thương. Hòa thượng chia sẻ: “Ở đây kênh rạch chằng chịt lắm nên rất cần có nhiều cây cầu để giúp dân đi lại dễ dàng hơn”. Nghĩ là làm, hòa thượng Trần Nhiếp đã đứng ra vận động các nhà hảo tâm, bà con tham gia xóa hết những cây cầu khỉ, thay bằng cầu bê-tông cốt thép.

Chùa Xiêm Cán, một trong những ngôi chùa cổ của đồng bào dân tộc Khmer ở Bạc Liêu. Chùa Xiêm Cán, một trong những ngôi chùa cổ của đồng bào dân tộc Khmer ở Bạc Liêu.

 

Bằng uy tín, tấm lòng của mình, thời gian qua hòa thượng đã huy động được hàng chục tỷ đồng để xây trên 200 cây cầu, cất 40 căn nhà, đổ bê-tông khoảng 10km đường nông thôn và khoan hơn 30 cây nước cho dân nghèo ở các huyện Gò Quao, Vĩnh Thuận, An Biên và U Minh Thượng .

Cũng giống như hòa thượng Trần Nhiếp, nhằm khơi dậy tinh thần thể thao, rèn luyện sức khỏe, đặc biệt gìn giữ các môn thể thao truyền thống của đồng bào Khmer Nam bộ, trong suốt những năm qua, Đại đức Danh Quol, trụ trì chùa Nha Si Cũ, xã Vĩnh Phú luôn dành thời gian tuyên truyền, vận động và tập hợp đồng bào thành lập đội ghe Ngo cho xã.

Để duy trì phong trào ngày càng phát triển vững mạnh, Ban quản trị chùa và các hội viên ĐKSSYN đến từng nhà phật tử động viên, giải thích về ý nghĩa và tầm quan trọng của bộ môn nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa này; hỗ trợ giúp đỡ các hội viên cả về vật chất, tinh thần để hội viên an tâm tham gia tập luyện.

Theo đó mà đến nay, đội ghe ngo chùa Nha Si Cũ được xem là “ứng cử viên sáng giá” ở các giải đấu cấp tỉnh, khu vực và toàn quốc. Hiện tại ở chùa còn lưu giữ trên 500 bằng khen, giấy khen và chứng nhận thành tích về các môn thể thao truyền thống của đồng bào Khmer.

Ông Vương Phương Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu–trao Bằng khen đến các vị sư sãi đã có thành tích thực hiện tốt công tác dân tộc. Ông Vương Phương Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu–trao Bằng khen đến các vị sư sãi đã có thành tích thực hiện tốt công tác dân tộc.

 

Tương tự, trong suốt quá trình hoạt động phật pháp, Hoà thượng Tăng No, trụ trì chùa Khleang, Phó Hội trưởng Thường trực Hội ĐKSSYN tỉnh Sóc Trăng luôn thể hiện vai trò là Người có uy tín, tiêu biểu, đóng góp tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer.

Đặc biệt, với vai trò, trách nhiệm là đại biểu HĐND tỉnh, Hòa thượng thường xuyên được tiếp xúc với đồng bào, cử tri. Trong mỗi lần gặp gỡ, Hòa thượng đều tuyên truyền, thông tin rõ thêm về các chương trình, chính sách đề án của Trung ương, địa phương dành cho đồng bào DTTS; qua đó phân tích cho đồng bào hiểu rõ, bên cạnh sự nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền, thì cũng rất cần sự chung tay nỗ lực của chính bản thân đồng bào mới có được những kết quả tốt, đồng bào mới thoát được đói nghèo.

Ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam nhận xét: Trên tinh thần đổi mới, các cấp chính quyền địa phương đã tích cực hợp tác với Hội ĐKSSYN để cùng bàn bạc, giải quyết các nhu cầu sinh hoạt tôn giáo hợp pháp, chính đáng của người dân, đem lại niềm phấn khởi, tin tưởng cho các tín đồ.

Các vị Thượng tọa, Đại đức, Tăng trưởng các chùa, ngoài vận động bà con thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”, còn tích cực vận động sư sãi trong chùa tham gia lao động sản xuất, trồng lúa, hoa màu, cây trái để tự túc cải thiện cuộc sống, đồng thời truyền kinh nghiệm cho bà con trong phum sóc.

Những cống hiến hết mình cho công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của Hội ĐKSSYN đã và đang góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng trên vùng đất Tây Nam bộ.

NHƯ TÂM