Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Photo

Đầu năm xem phụ nữ Thái xuống ruộng cấy thi

PV - 10:10, 02/02/2023

Lễ hội Lồng Tồng và cuộc thi cấy lúa đầu năm mới là nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An. Tham dự cuộc thi, những người phụ nữ Thái được thể hiện tài năng cấy lúa của mình.

Những ngày đầu năm, Hội Nông dân huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã phối hợp với UBND huyện này tổ chức Lễ hội Lồng Tồng (Lễ hội xuống đồng) và Tết trồng cây tại bản Đồng Minh (xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu). Đây là một nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An
Những ngày đầu năm, Hội Nông dân huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã phối hợp với UBND huyện này tổ chức Lễ hội Lồng Tồng (Lễ hội xuống đồng) và Tết trồng cây tại bản Đồng Minh (xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu). Đây là một nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An
Lễ hội xuống đồng cũng là một trong những lễ hội được đông đảo người dân địa bàn các huyện miền núi ở Nghệ An trông chờ nhất, với sự liên kết tâm linh và đời sống văn hóa văn nghệ gắn với lao động sản xuất nông nghiệp
Lễ hội xuống đồng cũng là một trong những lễ hội được đông đảo người dân địa bàn các huyện miền núi ở Nghệ An trông chờ nhất, với sự liên kết tâm linh và đời sống văn hóa văn nghệ gắn với lao động sản xuất nông nghiệp
Theo người dân tộc Thái, đầu Xuân năm mới, khi đã đón xong Tết Nguyên đán thì cũng là thời điểm giao mùa, thích hợp nhất cho việc xuống đồng trồng lúa. Ngày này, thầy mo của các bản mường sẽ chọn ngày đẹp nhất rồi cùng mọi người trong bản tổ chức ngày hội xuống đồng
Theo người dân tộc Thái, đầu Xuân năm mới, khi đã đón xong Tết Nguyên đán thì cũng là thời điểm giao mùa, thích hợp nhất cho việc xuống đồng trồng lúa. Ngày này, thầy mo của các bản mường sẽ chọn ngày đẹp nhất rồi cùng mọi người trong bản tổ chức ngày hội xuống đồng
Trước khi tổ chức phần thi cấy lúa, Ban Tổ chức lễ hội đã thực hiện nghi thức cúng các vị thần như Pù xưa, thần núi, thần rừng, những vị anh hùng khai bản lập mường. Lễ hội có ý nghĩa mong muốn cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, Nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc
Trước khi tổ chức phần thi cấy lúa, Ban Tổ chức lễ hội đã thực hiện nghi thức cúng các vị thần như Pù xưa, thần núi, thần rừng, những vị anh hùng khai bản lập mường. Lễ hội có ý nghĩa mong muốn cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, Nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc
Kết thúc phần nghi lễ là đến cuộc thi cấy lúa. Đây cũng là phần hội được mong chờ nhất với sự tham gia của những chị em làm sao đạt được những tiêu chí cấy nhanh, cấy giỏi, cấy đúng kỹ thuật theo yêu cầu của Ban Tổ chức Lễ hội đặt ra
Kết thúc phần nghi lễ là đến cuộc thi cấy lúa. Đây cũng là phần hội được mong chờ nhất với sự tham gia của những chị em làm sao đạt được những tiêu chí cấy nhanh, cấy giỏi, cấy đúng kỹ thuật theo yêu cầu của Ban Tổ chức Lễ hội đặt ra
Cuộc thi tổ chức sẽ có nhiều đội đại diện cho các xóm tham dự. Mỗi xóm sẽ có 4 - 5 thành viên. Đây là những người phụ nữ cấy giỏi nhất do các xóm lựa chọn để tham gia thi
Cuộc thi tổ chức sẽ có nhiều đội đại diện cho các xóm tham dự. Mỗi xóm sẽ có 4 - 5 thành viên. Đây là những người phụ nữ cấy giỏi nhất do các xóm lựa chọn để tham gia thi
Cuộc thi sẽ tổ chức trên một diện tích ruộng đã được giăng dây sẵn với diện tích bằng nhau. Đội nào cấy nhanh nhất, đẹp nhất, đúng kỹ thuật nhất sẽ là đội chiến thắng
Cuộc thi sẽ tổ chức trên một diện tích ruộng đã được giăng dây sẵn với diện tích bằng nhau. Đội nào cấy nhanh nhất, đẹp nhất, đúng kỹ thuật nhất sẽ là đội chiến thắng
Khi tham gia cuộc thi, các chị em đều diện cho mình những bộ váy áo truyền thống đẹp nhất. Mặc cho những ngày đầu năm mới tiết trời rất lạnh nhưng chị em phụ nữ ai cũng hồ hởi lội xuống đồng, tay cầm sẵn mạ non, chờ hiệu lệnh của Ban Tổ chức để thi cấy lúa
Khi tham gia cuộc thi, các chị em đều diện cho mình những bộ váy áo truyền thống đẹp nhất. Mặc cho những ngày đầu năm mới tiết trời rất lạnh nhưng chị em phụ nữ ai cũng hồ hởi lội xuống đồng, tay cầm sẵn mạ non, chờ hiệu lệnh của Ban Tổ chức để thi cấy lúa
Những đôi tay thoăn thoắt chỉ trong chốc lát đã phủ kín mạ non lên phần ruộng thi của đội mình
Những đôi tay thoăn thoắt chỉ trong chốc lát đã phủ kín mạ non lên phần ruộng thi của đội mình
Dưới ruộng, các đội thi cạnh tranh nhau vô cùng quyết liệt, ai cũng muốn cấy thật nhanh để giành chiến thắng
Dưới ruộng, các đội thi cạnh tranh nhau vô cùng quyết liệt, ai cũng muốn cấy thật nhanh để giành chiến thắng
Trên bờ, đông đảo bà con dân bản đứng xem và cổ vũ sôi động, tạo nên một không khí vui tươi trong Lễ hội
Trên bờ, đông đảo bà con dân bản đứng xem và cổ vũ sôi động, tạo nên một không khí vui tươi trong Lễ hội
Kết thúc cuộc thi, Ban Tổ chức trao các giải cho các đội thi xuất sắc
Kết thúc cuộc thi, Ban Tổ chức trao các giải cho các đội thi xuất sắc
Ban Tổ chức cuộc thi tại xã Châu Thành trao giải cho đội thi và người thi cấy lúa giỏi nhất
Ban Tổ chức cuộc thi tại xã Châu Thành trao giải cho đội thi và người thi cấy lúa giỏi nhất

Tin cùng chuyên mục
Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), thôn Lao Xa, xã Sủng Là là cái nôi của nghề chạm bạc truyền thống của người Mông. Đã từ rất lâu, không chỉ riêng người Mông, mà bất cứ ai muốn mua được một món đồ trang sức bằng bạc ưng ý, đều lên đường đến Lao Xa…