Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Đẩy mạnh Chương trình “mỗi xã, phường một sản phẩm” ở Ba Vì (Hà Nội): Thêm cơ hội cho nông sản địa phương

Hoàng Thanh - 23:34, 11/08/2020

Sau hơn 1 năm thực hiện Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP), huyện Ba Vì đã có 9 sản phẩm được xếp hạng 3 sao và 4 sao. Trong năm 2020 này, huyện miền núi duy nhất của Thủ đô đang đẩy mạnh triển khai nhiều giải pháp để đạt mục tiêu có thêm 16 - 20 sản phẩm được xếp hạng.

Ba Vì đã có nhiều sản phẩm OCOP được xếp hạng
Ba Vì đã có nhiều sản phẩm OCOP được xếp hạng

Năm 2019 là năm đầu tiên Ba Vì cùng với các địa phương trên địa bàn TP. Hà Nội triển khai Chương trình OCOP. Chỉ sau 1 năm, huyện đã có 6 sản phẩm được xếp hạng 4 sao, 3 sản phẩm xếp hạng 3 sao. Hiện, các sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Ba Vì được phân bổ khá đồng đều ở các địa phương với nhiều sản phẩm đa dạng đã và đang được người tiêu dùng đón nhận.

Như sản phẩm mật ong của cơ sở sản xuất Vinh Hoa (ở thôn Tri Lai, xã Đồng Thái) đã được xếp hạng 3 sao năm 2019. Nhờ được công nhận là sản phẩm OCOP, sản phẩm mật ong thiên nhiên Vinh Hoa không chỉ giới hạn tại địa phương mà ngày càng được nhiều người tiêu dùng Thủ đô và cả nước biết đến. Đặc biệt, sản phẩm này đã được một công ty của Hàn Quốc chuyên làm bánh gạo mật ong ký hợp đồng tiêu thụ. 

Trên cơ sở phát triển những thế mạnh sẵn có của địa phương, năm 2020, huyện Ba Vì đặt mục tiêu có 16 - 20 sản phẩm tham gia OCOP. Để đạt mục tiêu này, UBND huyện Ba Vì đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người dân đều hiểu vai trò, ý nghĩa, mục đích của chương trình, từ đó tích cực tham gia và quảng bá rộng rãi sản phẩm OCOP. 

Cùng với đó, huyện cũng đã bố trí cán bộ có năng lực thực hiện Chương trình OCOP, thường xuyên hướng dẫn, tập huấn cho các chủ thể về chiến lược phát triển sản phẩm, ưu tiên sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại địa phương và tập trung phát triển sản phẩm theo hướng liên kết chuỗi;… Huyện cũng đã hỗ trợ các chủ thể sản phẩm tham gia OCOP thiết kế Logo, mẫu mã, bao bì sản phẩm, hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu… gia tăng giá trị cho từng sản phẩm.

Mới đây (ngày 7/8), Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới huyện Ba Vì đã phối hợp với Công ty Cổ phần Sông Đà Kinh Bắc tổ chức hội nghị thẩm định, đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2020. Sau hội nghị đã có 38 sản phẩm Hội đồng chấm điểm đạt 3 - 4 sao như bánh sữa non con Bò vàng, Con dê vàng, sữa tươi thanh trùng… của Công ty Cổ phần Bánh sữa Ba Vì; sản phẩm rượu mơ Núi Tản của Công ty Cổ phần rượu Núi Tản; sản phẩm giò nấm Đông Trùng Hạ Thảo, chả cốm chay, giò nấm hầu Vương của hộ kinh doanh Tố Tâm Chay…

Tại cuộc làm việc với UBND huyện Ba Vì ngày 12/6/2020, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đã ghi nhận những nỗ lực của huyện trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới cũng như triển khai Chương trình OCOP. Phó Bí thư Thường trực Ngô Thị Thanh Hằng lưu ý, Ba Vì cần phát huy thế mạnh, phát triển đa dạng sản phẩm OCOP, phấn đấu có từ 25 đến 30 sản phẩm OCOP được công nhận trong năm nay để gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho nông dân.

“Về định hướng phát triển, nâng tầm các sản phẩm OCOP, trong thời gian tới huyện sẽ chú trọng công tác khảo sát để lập Đề án Chương trình OCOP đến năm 2025. Đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng bá, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP của huyện trên thị trường”, ông Đỗ Mạnh Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Sau gần 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị đã có những bước phát triển mới. Nổi bật là cơ sở hạ tầng, nhất là các công trình dân sinh không ngừng được đầu tư, hoàn thiện; Nhiều mô hình sinh kế hình thành và đã phát huy hiệu quả..., góp phần cải thiện đáng kể đời sống của Nhân dân, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu.