Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Phát triển bền vững các dân tộc có khó khăn đặc thù

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các mô hình nâng cao chất lượng dân số các dân tộc có khó khăn đặc thù

Hoàng Thùy - 10:18, 27/11/2023

Thực hiện Tiểu dự án 1 – Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), cùng với triển khai các hoạt động đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, nhiều địa phương đã và đang triển khai xây dựng mô hình nâng cao chất lượng dân số tại thôn, bản - nơi đông đồng bào các DTTS có khó khăn đặc thù sinh sống tập trung, nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện cho các DTTS có khó khăn đặc thù.

Từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước, bản Táng Ngá, xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) đã thay đổi toàn diện.
Từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước, bản Táng Ngá, xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) đã thay đổi toàn diện.

Hỗ trợ toàn diện

Bản Táng Ngá, xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn, là nơi sinh sống của 106 hộ, 526 nhân khẩu đồng bào dân tộc Cống - một trong 4 dân tộc có khó khăn đặc thù của tỉnh Lai Châu. Táng Ngá là một trong 32 thôn bản trên địa bàn tỉnh thuộc diện đầu tư của Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg (gọi tắt là Chương trình MQG 1719).

Theo ông Lý Văn Chém,Trưởng bản Táng Ngá, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã quan tâm hỗ trợ đầu tư đường giao thông, điện lưới; hỗ trợ cây con giống để bà con xuất, phát triển kinh tế. Toàn bản hiện có 61 ha ngô, 40 ha lúa nương, 10 ha sắn, 24 ha lúa nước, 40 ha cây gỗ lớn, 140 ha quế. Chăn nuôi chuyển dịch dần sang hướng hàng hóa, với tổng đàn vật nuôi hơn 678 con gia súc, 3.500 con gia cầm, hình thành mô hình chăn nuôi theo nhóm hộ có chuồng trại,...

Nhờ đó, hiện thu nhập bình quân đầu người của bản Táng Ngá đạt 22,5 triệu đồng/người/năm, bình quân lương thực đầu người đạt 432kg/người/ năm, tỷ lệ hộ khá giả của bản đạt 27 %. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã hỗ trợ cho đồng bào dân tộc Cống ở bản Táng Ngá về nhà ở, y tế, giáo dục, gìn giữ văn hóa truyền thống, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con Nhân dân trong bản.

Để thúc đẩy phát triển toàn diện đồng bào dân tộc Cống ở bản Táng Ngá nói riêng, của các dân tộc có khó khăn đặc thù trên địa bàn huyện nói chung, thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 9, trong tháng 10/2023, UBND huyện Nậm Nhùn đã tiến hành khảo sát xây dựng mô hình nâng cao chất lượng dân số ở các thôn bản có đông đồng bào các DTTS có khó khăn đặc thù. Sau khi khảo sát, huyện Nậm Nhùn đã quyết định xây dựng mô hình phát triển thể lực cho đồng bào dân tộc Cống ở bản Táng Ngá, tại Kế hoạch số 2891/KH-UBND ngày 14/11/2023.

Theo ông Vũ Tiến Hóa, Phó Chủ tịch UBND huyện Nậm Nhùn, mô hình phát triển thể lực tại bản Táng Ngá sẽ được triển khai trong giai đoạn 2023 – 2025, bao gồm các hoạt động: Kiểm tra các điều kiện tổ chức mô hình; tuyên truyền công tác chăm sóc sức khỏe, phát triển thể lực; tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe, phát triển thể lực; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện mô hình; hướng dẫn chăm sóc sức khỏe, phát triển thể lực và tổ chức đánh giá tổng kết sau 3 năm thực hiện mô hình.

Thúc đẩy phát triển bền vững

Theo Kế hoạch số 2891/KH-UBND ngày 14/11/2023, UBND huyện Nậm Nhùn cũng quyết định xây dựng các mô hình nâng cao chất lượng dân số ở 15 thôn bản thuộc 6 xã có đông đồng bào có khó khăn đặc thù sinh sống tập trung.

Trong đó, có 4 mô hình phát triển thể lực ở các bản: Nậm Pì, Pá Bon của xã Nậm Pì; Nậm Sảo 1 của xã Trung Chải; Táng Ngá của xã Nậm Chà. Đồng thời, xây dựng 11 mô hình chăm sóc sức khỏe cho người dân ở các bản: Huổi Van của xã Nậm Hàng; Pá Sập, Pá Đởn, Nậm Sập, Nậm Vời của xã Nậm Pì; Nậm Nó 1, Nậm Nó 2 của xã Trung Chải; Pa Cheo, Nậm Nghẹ của xã Hua Bum.

Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, đồng bào các DTTS có khó khăn dặc thù đã và đang được hỗ trợ để bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống. (Trrong ảnh: Tết Ngô của đồng bào dân tộc Cống được tái hiện tại Ngày hội văn hoa các dân tộc có dân số dưới 10 nghìn người được tổ chức ở Lai Châu tháng 11/2023).
Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, đồng bào các DTTS có khó khăn dặc thù đã và đang được hỗ trợ để bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống. (Trrong ảnh: Tết Ngô của đồng bào dân tộc Cống được tái hiện tại Ngày hội văn hoa các dân tộc có dân số dưới 10 nghìn người được tổ chức ở Lai Châu tháng 11/2023).

Theo ông Vũ Tiến Hóa, Phó Chủ tịch UBND huyện Nậm Nhùn, giai đoạn 2023 – 2025, tổng nhu cầu vốn để triển khai hoạt động hỗ trợ mô hình nâng cao chất lượng dân số tại 15 bản, là 15 tỷ 682 triệu đồng; trong đó, năm 2023 là 8 tỷ 682 triệu đồng, năm 2024 là 4 tỷ đồng, năm 2025 là 2 tỷ đồng.

“Trong quá trình triển khai, huyện đề cao trách nhiệm và huy động sức mạnh của chính quyền và các tổ chức đoàn thể tại địa phương, đặc biệt là cấp xã; đồng thời phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tham gia công tác tuyên truyền vận động Nhân dân, tích cực chăm sóc sức khỏe và phát triển thể lực”, ông Hóa cho biết.

Cũng như huyện Nậm Nhùn của tỉnh Lai Châu, các địa phương có địa bàn, đối tượng thụ hưởng Tiểu dự án 1, Dự án 9 cũng đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng mô hình nâng cao chất lượng dân số tại các thôn bản có đông đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù sinh sống tập trung. Xác định, việc triển khai hiệu quả các mô hình nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện cho các DTTS có khó khăn đặc thù.

Mục đích của hoạt động là, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của xã hội, cộng đồng và người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi trong thực hiện các quy định của pháp luật về nâng cao chất lượng dân số; tạo sự đồng thuận trong xã hội nhằm ngăn ngừa tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng có đông đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù; nâng cao chất lượng về sức khỏe, phát triển thể lực cho người dân vùng có đông đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù.

Khoản 4, Điều 58, Thông tư số 02/2023/TT-UBDT ngày 21/8/2023 của Ủy ban Dân tộc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2022/TT-UBDT ngày 30-6-2022 hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình MTQG 1719 quy định các hoạt động chủ yếu hỗ trợ xây dựng mô hình nâng cao chất lượng dân số tại thôn, bản có đông đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù sinh sống tập trung, bao gồm:

a) Tổ chức khảo sát địa bàn, họp triển khai, tổ chức hội nghị, hội thảo, đối thoại, tọa đàm, giao lưu văn hóa, nói chuyện chuyên đề phục vụ nội dung hoạt động của mô hình.

b) Thuê chuyên gia, cán bộ tư vấn, hỗ trợ nghiên cứu xây dựng, triển khai mô hình.

c) Thuê hoặc mua hàng hóa, vận chuyển, vật tư, nguyên liệu, công nghệ phục vụ xây dựng mô hình (các sản phẩm dinh dưỡng, dụng cụ, tài liệu, sách báo tham khảo).

d) Biên soạn, biên tập, cung cấp tài liệu, tập huấn về phương pháp, kỹ năng xây dựng và nhân rộng mô hình; viết bài, tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh của địa phương.

đ) Thành lập các Câu lạc bộ; tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ định kỳ theo nội dung mô hình lựa chọn (nếu có); tổ chức thực nghiệm/thực hành/trình diễn các mô hình; xây dựng các sản phẩm truyền thông, tuyên truyền trên các loại hình đa phương tiện, giới thiệu, quảng bá, đăng ký thương hiệu cho sản phẩm/hoạt động của mô hình (nếu có).

e) Hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng tham gia mô hình; hỗ trợ các hoạt động chuyên môn của cơ sở triển khai mô hình; hỗ trợ kỹ thuật giữa các tuyến, tư vấn tại cộng đồng và triển khai các hoạt động khác theo hướng dẫn cụ thể của địa phương (nếu có).

g) Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá sơ kết, tổng kết mô hình.

h) Các hoạt động khác về quản lý, xây dựng, triển khai mô hình (nếu có) thực hiện theo quy định hiện hành và theo thực tế phát sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt mô hình quyết định.


Tin cùng chuyên mục
Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Lai Châu hiện có 20 dân tộc sinh sống, với dân số khoảng trên 484.000 người, trong đó có 4 dân tộc Mảng, Cống, Lự, Si La là thuộc nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù. Nhờ các chính sách đối với của Đảng, Nhà nước, bộ mặt các bản làng dân tộc rất ít người của tỉnh Lai Châu dần thay đổi. Đặc biệt, giai đoạn 2021-2025, Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã thiết kế tiểu dự án 1, Dự án 9 về đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn nhằm giải quyết toàn diện những vấn đề cấp thiết của đồng bào.