Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

“Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”

PV - 15:37, 03/07/2018

Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đúng trong mọi hoàn cảnh. Đặc biệt, đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)-“lõi nghèo” của cả nước thì công tác dân vận tốt, dân vận khéo luôn là yếu tố rất quan trọng làm nên thành công trong việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng bản làng ấm no, giàu mạnh.

Trong giai đoạn hiện nay, công tác dân vận vùng đồng bào DTTS cần được đổi mới thiết thực hơn.

Xã Trà Nam, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) là nơi có gần 100% là đồng bào Xơ-đăng sinh sống. Vài năm trước, nhiều điểm trường mầm non nơi đây làm bằng cây rừng, vách nứa, nền đất bụi bẩn.

Tuy nhiên, cùng với ngân sách của huyện, sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm, cô giáo Lê Thị Hồng Thanh, Hiệu trưởng Trường Mầm non Trà Nam đã vận động nhân dân góp hàng ngàn ngày công để vận chuyển nguyên vật liệu, sửa sang lớp học. Cho đến nay đã có 60% trường được xây dựng bán kiên cố, các điểm còn lại được làm bằng gỗ, lợp tôn, nền gạch men và có sân chơi, nhà vệ sinh đảm bảo; 40% điểm trường được hỗ trợ, giúp đỡ phụ huynh ở xa ở lại trường chăm trẻ…

 Mỗi địa phương vùng đồng bào DTTS cần phải đa dạng, linh hoạt trong cách làm dân vận để phát huy hiệu quả thiết thực. Mỗi địa phương vùng đồng bào DTTS cần phải đa dạng, linh hoạt trong cách làm dân vận để phát huy hiệu quả thiết thực.

 

Hay tại xã biên giới La Dêê, huyện Nam Giang, nhờ làm tốt công tác dân vận nên xã đã xây dựng được mô hình “tiếng mõ an ninh”-cách giữ gìn an ninh trật tự rất tốt và gắn kết cộng đồng...

Những ví dụ trên cho thấy những cách làm hay, sáng tạo, linh hoạt của địa phương trong công tác dân vận ở vùng DTTS đã phát huy hiệu quả. Khi đa dạng hình thức làm dân vận, sáng tạo phù hợp với tình hình địa phương trên cơ sở gần dân, trọng dân, vì lợi ích của dân thì sẽ mang đến thành công.

Có thể thấy, những năm qua, công tác dân vận trong vùng đồng bào DTTS đã có nhiều chuyển biến, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin của đồng bào DTTS đối với Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, công tác dân vận có nơi chưa kịp thời, hiệu quả thấp. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở nhiều nơi còn hình thức. Giải quyết những bức xúc trong đồng bào còn chậm, chưa thỏa đáng. Chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng và các dân tộc ngày càng lớn. Cán bộ người DTTS nhìn chung thiếu và yếu. Công tác giám sát, kiểm tra công tác dân vận vùng DTTS chưa được chú trọng…

Nhằm tăng cường phối hợp trong công tác nghiên cứu, đề xuất các nội dung liên quan đến chính sách dân tộc và công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS mới đây, Ban Dân vận Trung ương và Ủy ban Dân tộc đã xây dựng Chương trình phối hợp giai đoạn 2016-2020. Theo đó, hai bên sẽ phối hợp thường xuyên để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đồng bào, kịp thời tham gia giải quyết các vụ việc phát sinh trong vùng đồng bào DTTS; hướng dẫn, kiểm tra, nắm tình hình công tác dân tộc, dân vận, tôn giáo và công tác xây dựng hệ thống chính trị ở vùng đồng bào DTTS…

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai đã nhấn mạnh: Trong giai đoạn hiện nay, công tác dân vận vùng DTTS cần đa dạng hóa các hình thức tập hợp, lấy ý kiến nhân dân. Phát huy vai trò của đồng bào DTTS trong công tác giám sát, phản biện và chủ động tham gia xây dựng các chính sách. Giải quyết kịp thời những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của dân. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong công tác dân vận vùng DTTS…

THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Chung tay hành động vì bình đẳng giới cho phụ nữ, trẻ em DTTS: Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, xã hội (Bài cuối)

Chung tay hành động vì bình đẳng giới cho phụ nữ, trẻ em DTTS: Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, xã hội (Bài cuối)

Với nhiều hoạt động hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp xây dựng mô hình tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” đã từng bước xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng; nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ DTTS... Tuy nhiên, để công tác bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt hiệu quả thực chất, bền vững là nhiệm vụ, trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội, trong đó chú trọng tăng cường các hoạt động truyền thông.