Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Đề xuất chính sách trợ cấp gạo trồng rừng thay thế nương rẫy

Nguyệt Anh (T/h) - 22:38, 16/05/2021

Tại dự thảo Nghị định về chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản trong lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất chính sách trợ cấp gạo trồng rừng thay thế nương rẫy.

Người dân tham gia trồng rừng.
Người dân tham gia trồng rừng. (Ảnh: TL)

Theo dự thảo, đối tượng thực hiện chính sách trợ cấp gạo trồng rừng thay thế nương rẫy là hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống ổn định tại xã khu vực II và III (xã thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn; biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định về tiêu chí của Thủ tướng Chính phủ).

Mức trợ cấp gạo 15 kg gạo/khẩu/tháng, hoặc bằng tiền tương ứng với giá trị 15 kg gạo/khẩu/tháng tại thời điểm trợ cấp trong thời gian chưa tự túc được lương thực. UBND cấp tỉnh quyết định mức và thời gian trợ cấp, nhưng tối đa 7 năm.

Điều kiện được trợ cấp gạo

Theo dự thảo, điều kiện được trợ cấp gạo là: Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất của cấp có thẩm quyền; thực hiện trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ; trồng rừng phòng hộ thay thế nương rẫy, hằng năm được cấp có thẩm quyền nghiệm thu kết quả thực hiện.

Loại gạo trợ cấp là gạo tẻ thường, độ ẩm không quá 14%; không bị sâu mọt, nấm, mốc. UBND cấp tỉnh xem xét ưu tiên giải quyết loại gạo phù hợp với nhu cầu sử dụng hoặc được sản xuất ở địa phương.

Trình tự thực hiện trợ cấp gạo được đề xuất cụ thể như sau:

UBND cấp tỉnh giao nhiệm vụ cho chủ đầu tư dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng phòng hộ thay thế nương rẫy tổ chức cấp gạo cho từng hộ gia đình trong vùng dự án theo định kỳ tại mỗi thôn, bản nơi hộ gia đình cư trú. Tùy tình hình thực tế tại địa phương, UBND cấp tỉnh quyết định số lần trợ cấp, mức trợ cấp từng lần, nhưng tối đa 3 tháng một lần.

Căn cứ vào dự án đầu tư được duyệt, chủ đầu tư lập danh sách các hộ gia đình, số lượng gạo trợ cấp cho từng hộ gia đình trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Khi các hộ gia đình bắt đầu thực hiện trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng phòng hộ thay thế nương rẫy thì mới tiến hành trợ cấp gạo. Việc trợ cấp gạo phải có chữ ký của đại diện hộ gia đình nhận trợ cấp gạo, xác nhận của chính quyền nơi cư trú và đại diện bên trợ cấp.

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.