Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sức khỏe

Đề xuất đồ uống càng nhiều đường càng bị đánh thuế cao

G.H - 19:18, 24/03/2023

Bộ Y tế đề xuất, tất cả các đồ uống có đường theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có mặt trên thị trường đều cần chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Ảnh minh hoạ. Ảnh: Thanh Tâm
Ảnh minh hoạ. Ảnh: Thanh Tâm

Theo đó, phương thức đánh thuế theo hàm lượng đường trong 100 ml đồ uống, trên ngưỡng này thì đánh thuế và đánh theo mức thuế càng nhiều đường càng cao.

Đồ uống có đường, theo định nghĩa của WHO là tất cả loại đồ uống có chứa đường tự do (đường thêm vào), gồm nước ngọt  không chứa cồn có ga hoặc không có ga; nước ép trái cây rau củ, đồ uống từ trái cây rau củ dưới dạng đồ uống; chất cô đặc dạng lỏng và bột, nước có pha chế hương liệu, nước tăng lực và đồ uống cho người chơi thể thao; trà pha sẵn; cà phê pha sẵn và đồ uống sữa có pha chế hương liệu.

Hiện việc tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt Nam tăng gấp 7 lần trong 15 năm qua. Trung bình một người tiêu thụ khoảng 46,5 g đường tự do/ngày, cao gần gấp đôi so với mức khuyến cáo dưới 25 g/ngày của WHO.

WHO cũng khuyến cáo đánh thuế đối với đồ uống có đường là chính sách quan trọng nhằm giảm mức tiêu thụ, từ đó ngăn ngừa thừa cân, béo phì và tác hại đến sức khỏe.

Mức tiêu thụ đồ uống có đường tăng nhanh cũng góp phần làm gia tăng tình trạng thừa cân, béo phì ở Việt Nam. Hiện, Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành liên quan đang xây dựng dự thảo về thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường./.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Khám, chữa bệnh và tư vấn miễn phí cho 40 trẻ bại não

Đắk Lắk: Khám, chữa bệnh và tư vấn miễn phí cho 40 trẻ bại não

Ngày 19/4, Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với Hội Gia đình trẻ bại não Việt Nam tổ chức chương trình nhân đạo “Khám, chữa bệnh và tư vấn chăm sóc răng miệng cho trẻ bại não năm 2024”.