Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Đến Mường Khoa ăn Tết cùng dân tộc Lào

Thùy Giang - 17:47, 02/02/2023

Theo những con đường nho nhỏ, quanh co nở đầy hoa mào gà đỏ, chúng tôi đến ăn Tết với bà con các bản dân tộc Lào. Đồng bào dân tộc Lào hiện vẫn lưu giữ được các giá trị văn hóa truyền thống, hình thành nên bản sắc riêng trong điều kiện giao lưu, hòa nhập cùng các dân tộc anh em.

Điệu múa hoa của phụ nữ dân tộc Lào, xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu
Điệu múa hoa của phụ nữ dân tộc Lào, xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu

Trò chuyện với ông Lò Văn Sẳn - Trưởng bản Hào Nghè (xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên, Lai Châu) được biết, bà con dân tộc Lào nơi đây rất quan tâm chuẩn bị các nghi thức đón Tết. Ngày Tết, cả bản thường mặc bộ trang phục truyền thống đẹp nhất. Phụ nữ mặc váy thổ cẩm với nhiều họa tiết màu sắc trên nền vải chàm. Trang phục nam dân tộc Lào đơn giản với quần, áo được nhuộm chàm đen. Tết đến, các gia đình thường làm lễ thờ cúng tổ tiên, mời họ hàng ăn bữa cơm đầm ấm.

Phụ nữ dân tộc Lào đi chơi Xuân
Phụ nữ dân tộc Lào đi chơi Xuân

Giữa bản có khu đất rộng, bằng phẳng cũng là nơi để mọi người tham gia nhiều trò chơi truyền thống, như: Ném còn, đánh khăng, kéo co, đẩy gậy… 

Tết dân tộc cũng là dịp để bà con nghỉ ngơi, tham gia nhiều lễ hội vui nhộn. Người Lào thường tổ chức văn nghệ, thể thao trong dịp Tết. “Mỗi bản đều có đội văn nghệ riêng, nhưng đến Tết thì ai cũng có thể tham gia múa hát. Người Lào thường hát các điệu dân ca khỏe khoắn, trữ tình. Các bài hát này thường được đệm bằng âm thanh của khèn bè”, ông Lò Văn Sẳn cho biết. 

Anh Lò Văn Sẳn, Trưởng bản Hào Nghè thổi khèn bè
Anh Lò Văn Sẳn, Trưởng bản Hào Nghè thổi khèn bè

Trong dịp Tết, để không khí thêm sôi nổi, bản người Lào còn thường vang lên thanh âm của nhạc cụ khác như trống, chiêng, sáo. Anh Lò Văn Xí, phụ trách Đội văn nghệ chia sẻ: “Đội văn nghệ ở bản luôn duy trì tập luyện và mỗi khi có dịp lễ, Tết là chúng tôi biểu diễn cho bà con xem. Đây cũng là cách để chúng tôi giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình”.

Đội văn nghệ dân tộc Lào bản bản Hào Nghè, xã Mường Khoa múa khăn
Đội văn nghệ dân tộc Lào bản Hào Nghè, xã Mường Khoa múa khăn
Hát dân ca theo tiếng đệm khèn bè
Hát dân ca theo tiếng đệm khèn bè
Điệu múa quạt của dân tộc Lào
Điệu múa quạt của dân tộc Lào

Tết đến Xuân về, bản người Lào ngập tràn thanh âm của tiếng cười, niềm vui, những câu hát, điệu nhạc, những tiếng thăm hỏi, chúc tụng đầu Xuân năm mới.

Ông Lò Hải Xôm - Phó Chủ tịch UBND xã Mường Khoa cho biết: “Tết của dân tộc Lào chứa đựng nhiều nét văn hóa truyền thống tốt đẹp. Chính quyền xã cũng rất quan tâm tổ chức các sự kiện trong dịp Tết. Cùng với bà con, đây là dịp để khẳng định, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Lào”. Quan tâm đến bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cũng chính là một trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của xã theo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới văn minh”. 

Bữa cơm truyền thống trong ngày Tết của dân tộc Lào ở Mường Khoa, huyện Tân Uyên
Bữa cơm truyền thống trong ngày Tết của dân tộc Lào ở Mường Khoa, huyện Tân Uyên

Đời sống của bà con ngày càng phát triển, Tết cổ truyền tổ chức đầm ấm, vui tươi, người dân hạnh phúc. Chúng tôi đến dự Tết dân tộc Lào và ra về mang theo rất nhiều niềm vui, tin tưởng vào mùa Xuân tươi đẹp mà Đảng đã mang đến cho miền đất biên viễn xa xôi này.  

Phụ nữ dân tộc Lào bên bếp lửa
Phụ nữ dân tộc Lào bên bếp lửa
Phụ nữ dân tộc Lào khéo dệt vải, may trang phục truyền thống cho bản thân và gia đình
Phụ nữ dân tộc Lào khéo dệt vải, may trang phục truyền thống cho bản thân và gia đình
Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.