Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Đời sống dân tộc Lào ở vùng biên giới

Linh Chi - 18:27, 13/05/2022

Tại bản Pa Xa Lào, xã biên giới Pa Thơm, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, đời sống dân tộc Lào đã có nhiều bước phát triển cả về tinh thần và vật chất. Đến thăm bản làng nơi đây, ai cũng phải ngỡ ngàng trước sự đổi thay, no ấm...

Pa Xá Lào cách trung tâm thành phố Điện Biên 25km. Hiện tại, nơi này đã phát triển hơn rất nhiều nhờ hội nhập kinh tế - giáo dục - văn hóa. Bên cạnh đó, bản làng còn mở rộng nghề dệt thổ cẩm truyền thống
Pa Xá Lào cách trung tâm thành phố Điện Biên 25km. Hiện tại, nơi này đã phát triển hơn rất nhiều nhờ hội nhập kinh tế - giáo dục - văn hóa. Bên cạnh đó, bản làng còn mở rộng nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Trong số 19 dân tộc có mặt trên địa bàn tỉnh Điện Biên thì bản Pa Xa Lào, xã biên giới Pa Thơm là nơi tập trung đông đảo người dân tộc Lào nhất. Cộng đồng Lào trong bản có 57 hộ gia đình và 272 người sinh sống, 100% nhân khẩu đều có thể sử dụng 2 ngôn ngữ Việt - Lào thành thạo. Đời sống kinh tế ở đây chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, bao gồm làm ruộng nước với kỹ thuật canh tác cày, bừa và làm thủy lợi. Ngoài ra còn có Hợp tác xã Dệt thổ cẩm bản Pa Xa Lào với 9 hộ tham gia.

Trong nhiều năm trở lại đây, bản Pa Xa Lào ngày càng phát triển cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội nhờ sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương. Đời sống kinh tế, tinh thần của đồng bào dân tộc ngày một đi lên, từ đó thay màu áo mới cho nông thôn vùng biên giới. Song song với việc hội nhập kinh tế - văn hóa - giáo dục, bà con người Lào vẫn luôn giữ gìn bản sắc truyền thống.

Hầu hết nhà trong bản Pa Xa Lào đều đã được ngói hoá. Giao thông thuận lợi
Hầu hết nhà trong bản Pa Xa Lào đều đã được ngói hoá. Giao thông thuận lợi
Người dân bản Pa Xa Lào chủ yếu sống bằng nghề nông
Người dân bản Pa Xa Lào chủ yếu sống bằng nghề nông
Ngày nay, các hộ gia đình đều có cuộc sống chất lượng hơn nhờ kết nối đầy đủ với sóng truyền hình, Internet
Ngày nay, các hộ gia đình đều có cuộc sống chất lượng hơn nhờ kết nối đầy đủ với sóng truyền hình, Internet
Thường ngày, chỉ có người già và trẻ nhỏ ở trong bản. Do người lao động độ tuổi thanh niên, trung niên xuống học tập và làm việc ở miền xuôi
Thường ngày, chỉ có người già và trẻ nhỏ ở trong bản. Do người lao động độ tuổi thanh niên, trung niên xuống học tập và làm việc ở miền xuôi
Nam giới trong bản thường đảm nhận các công việc đòi hỏi sức nặng, chẳng hạn như: xây sửa nhà cửa, chẻ củi, ra suối đánh bắt cá…
Nam giới trong bản thường đảm nhận các công việc đòi hỏi sức nặng, chẳng hạn như: xây sửa nhà cửa, chẻ củi, ra suối đánh bắt cá…
Một người phụ nữ Lào vừa trông cháu nhỏ, vừa chăm sóc vườn rau nhà trồng
Một người phụ nữ Lào vừa trông cháu nhỏ, vừa chăm sóc vườn rau nhà trồng
Để dễ dàng lao động và sinh hoạt, phụ nữ dân tộc Lào thường mặc áo phông hiện đại cùng váy thổ cẩm truyền thống. Họa tiết thổ cẩm của người Lào tượng trưng cho vẻ đẹp cây cỏ, thường bao gồm các màu: trắng, hồng, vàng, tím, xanh được nhuộm từ chàm, vỏ, lá cây rừng
Để dễ dàng lao động và sinh hoạt, phụ nữ dân tộc Lào thường mặc áo phông hiện đại cùng váy thổ cẩm truyền thống. Họa tiết thổ cẩm của người Lào tượng trưng cho vẻ đẹp cây cỏ, thường bao gồm các màu: trắng, hồng, vàng, tím, xanh được nhuộm từ chàm, vỏ, lá cây rừng
Sau khi Hợp tác xã Dệt thổ cẩm được thành lập, phần lớn các hộ gia đình tại đây đều sở hữu khung cửi ở trước hiên nhà. Nhờ vậy, Pa Xa Lào phát triển mô hình làng nghề gắn với du lịch cộng đồng, mang lại tiềm năng thu nhập cho người dân
Sau khi Hợp tác xã Dệt thổ cẩm được thành lập, phần lớn các hộ gia đình tại đây đều sở hữu khung cửi ở trước hiên nhà. Nhờ vậy, Pa Xa Lào phát triển mô hình làng nghề gắn với du lịch cộng đồng, mang lại tiềm năng thu nhập cho người dân

Tin cùng chuyên mục
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.