Chuyên trang
Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước
Chính sách và đời sống
Tự hào truyền thống
Văn hóa dân tộc
Trên đường phát triển
Gương sáng giữa cộng đồng
Tốt đời đẹp đạo
Bản sắc và Hội nhập
Video - Photo
Photo
Đèn nước và ghe Cà Hâu khoe sắc trên dòng sông Maspéro
Tào Đạt
-
06:54, 13/11/2024
Tối 12/11, tại sông Maspéro (Sóc Trăng) đã diễn ra hoạt động trình diễn thả đèn nước (Lôi Protip) và ghe Cà Hâu, với sự tham gia của đại diện các chùa của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Sóc Trăng. 20 chiếc đèn nước và 4 ghe Cà Hâu đồng loạt phát sáng đã khiến cho cả đoạn sông trở nên lung linh sắc màu. Đây là một trong những hoạt động của Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.
Tweet
05-11-2024
Sắc màu văn hóa Lô Lô ở Mèo Vạc
20-10-2024
Tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2024
Trong chuỗi hoạt động Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024, từ ngày 12 - 14/11, trên sông Maspéro - đoạn giữa cầu C247 (cầu Quay) và cầu 30/4 (cầu Cao) diễn ra Chương trình trình diễn Lôi Protip và ghe Cà Hâu
Trong khung cảnh trời đêm, dòng sông lấp lánh sắc màu của những chiếc đèn nước đầy tính nghệ thuật. Chương trình đã để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách đến với Sóc Trăng
Chị Lý Thị Chanh (44 tuổi, trú tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) chia sẻ: Là dân tộc Khmer nên mỗi năm khi đến Lễ Oóc Om Bóc đều đến xem trình diễn thả đèn nước. Hoạt động này không chỉ giúp bản thân hiểu thêm về văn hóa dân tộc, mà còn là dịp giới thiệu đến bạn bè trong và ngoài tỉnh
Trên dòng sông Maspéro, ngoài những chiếc đèn mang dáng dấp của những ngôi chùa tại địa phương được thiết kế công phu sáng tạo, cách điệu, hài hòa với không gian sông nước lung linh còn có những chiếc ghe Cà Hâu được phục dựng sinh động, đẹp mắt
Ông Sơn Pô - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng cho biết: Trình diễn thả đèn nước (Lôi Protip) và ghe Cà Hâu được triển khai từ kế hoạch thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025
Trình diễn thả đèn nước (Lôi Protip) và ghe Cà Hâu là một điểm nhấn về những sắc màu văn hóa - du lịch của Sóc Trăng để thu hút du khách, góp phần cho không khí Lễ hội Oóc Om Bóc náo nhiệt, tạo nên sự đa dạng của văn hóa Sóc Trăng nói riêng, vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung
Theo quan niệm của người Khmer, nghi lễ Lôi Protip (Thả đèn nước) trong Lễ hội Oóc Om Bóc mang đậm tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp và sắc màu tôn giáo. Nhưng thực chất đó chính là hình thức mà người Khmer muốn bày tỏ lòng tri ân của mình đối với thiên nhiên, cầu xin sự tha thứ của các vị Thần về những hành động của con người đã làm tổn hại đến đất và nước, đến môi trường xung quanh
Đèn nước được mô phỏng giống kiến trúc của những ngôi chánh điện hoặc ngọn tháp với phần khung được làm bằng gỗ hoặc kim loại để tạo sự vững chãi; phần thân, mái ngói, chóp của thuyền được tạo hình bằng giấy bìa cứng; bên ngoài được trang trí với hoa, đèn và nhang, bên trong bày vật cúng tế
Ghe Cà Hâu được hiểu là ghe hầu, loại thuyền độc mộc dành cho Thượng tọa, Đại đức, Người có uy tín ngồi, chỉ đạo các đội thi đấu trong các cuộc đua ghe Ngo. Ngoài ra, ghe Cà Hâu còn dùng để chuyên chở lương thực, nước uống, dàn nhạc... phục vụ, tiếp hậu cần cho đội ghe Ngo trong những cuộc đua, đường đua
Hiện nay, ghe Cà Hâu không còn được dùng trong các dịp đua ghe Ngo của đồng bào Khmer như trước. Nhưng với ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn những vật dụng sinh hoạt, có giá trị văn hóa độc đáo trong đời sống tinh thần của đồng bào, một số ghe Cà Hâu cổ thiết kế, trang trí kỳ công, vẫn đang được các chùa Khmer ở Sóc Trăng đưa vào bảo quản, trưng bày
Buổi trình diễn thu hút đông đảo người dân tới xem
Sóc Trăng: Xác lập kỷ lục buổi trình diễn nhạc Ngũ âm lớn nhất Việt Nam
Đèn nước
ghe Cà Hâu
sông Maspéro
Sóc Trăng
Lễ hội Óoc Om Bóc
Đua ghe Ngo
đồng bằng sông Cửu Long
tuần văn hóa
Ý kiến độc giả
Gửi ý kiến độc giả
Họ và tên
Địa chỉ email
Nội dung
Mã bảo mật
Nhập lại
Gửi bình luận
Có thể bạn quan tâm
Tiếp biến văn hóa ở xứ Trầm hương
Tưng bừng Lễ hội Thiết kế Sáng tạo tại “giao lộ di sản”
Trà Vinh: Tuần lễ Văn hóa, Du lịch gắn với Lễ hội Ok Om Bok năm 2024 có nhiều hoạt động hấp dẫn
Tin cùng chuyên mục
Độc đáo nhà thờ được làm bằng đá hàng trăm năm tuổi ở Nghệ An
Được xây dựng cách đây hàng trăm năm, nhà thờ đá Bảo Nham (huyện Yên Thành, Nghệ An) vẫn giữ được những nét cổ kính và tráng lệ. Công trình này không chỉ là một điểm đến tôn giáo quan trọng mà còn mang giá trị kiến trúc đặc sắc với những bức tường đá rêu phong, mái vòm cao vút và các chi tiết chạm khắc tinh xảo. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nhà thờ vẫn hiên ngang giữa trời xanh, như một chứng nhân của thời gian, thu hút du khách và giáo dân đến chiêm ngưỡng, hành hương.
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”
Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ
Đông đảo phật tử và người dân về chùa Pháp Hoa thả hoa đăng mừng Đại lễ Phật đản
Vesak 2025: Hàng nghìn ngọn nến cầu nguyện hòa bình thắp sáng màn đêm tại núi Bà Đen
Tìm từ khóa
Tìm tác giả
Đọc nhiều
Kiên Giang: Sở Dân tộc và Tôn giáo tiếp Đoàn công tác Ban Trị sự GHPGVN tỉnh đến thăm và làm việc
Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Nhiều nội dung quan trọng được triển khai tại Hội nghị sinh hoạt Giáo hội của các tỉnh, thành phía Nam
Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tổ chức Lễ khánh thành và Kiết giới Sima Chánh điện
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi