Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Điểm trường đặc biệt dành cho trẻ em Xtiêng nơi biên giới

Thanh Liêm - 00:26, 23/06/2024

Một điểm trường đặc biệt gồm 2 lớp học dành cho trẻ em dân tộc Xtiêng có hoàn cảnh khó khăn thuộc xã biên giới Thiện Hưng, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước (giáp Vương quốc Campuchia) như một “ánh lửa” thắp lên hy vọng về cơ hội thay đổi cuộc đời các em trên miền biên giới xa xôi...

Các em học sinh trong giờ ra chơi
Các em học sinh trong giờ ra chơi

Thương yêu học sinh như con

Điểm trường Thiện Cư thuộc Trường Tiểu học Thiện Hưng B, xã Thiện Hưng, nằm lọt thỏm giữa những căn nhà đơn sơ của đồng bào Xtiêng. Điểm trường hiện có 2 lớp, trong đó lớp 1 do cô giáo Lê Thị Mai, 46 tuổi phụ trách, còn lớp 2 do cô giáo Nguyễn Thị Linh, 40 tuổi phụ trách.

Nói về sự khác nhau giữa dạy học ở vùng sâu, vùng xa và các nơi khác, cô Lê Thị Mai, từng có thâm niên 22 năm đứng lớp, trong đó có 17 năm dạy tại các điểm trường lẻ cho biết: “Dạy học ở đây nhiều cái khác ở vùng xuôi, vất vả hơn rất nhiều, giáo viên cần có kinh nghiệm, sự kiên nhẫn. Con em đồng bào Xtiêng ở đây đi học thiếu thốn đủ thứ. Mình phải quan tâm, thương yêu như con mình ở nhà. Sáng sớm đến lớp, mình phải quan sát các em, thấy em nào khuôn mặt mệt mỏi, mình trò chuyện để nắm tình hình, có khi sáng em chưa ăn gì hoặc thấy thiếu em nào là mình phải chạy ngay vào nhà các em tìm hiểu nguyên nhân, tìm cách đưa các em trở lại lớp. Riêng dạy lớp một, giáo viên còn gặp khó khăn không nhỏ nữa là các em chưa lưu loát tiếng Việt, còn nói ngọng, vì vậy, trước khi dạy, mình phải tập nói cho các em bằng cách hát cho các em nghe, rồi dạy các em hát lại”.

Cô Lê Thị Mai hướng dẫn các em tập viết
Cô Lê Thị Mai hướng dẫn các em tập viết

Theo cô Mai, để thuyết phục cha mẹ cho học sinh đến lớp, hai cô giáo phải “đi từng ngõ, gõ từng nhà”. Bởi phần lớn các gia đình nơi đây đều ít đất canh tác hoặc chỉ có căn nhà duy nhất, vì thế họ phải đi làm thuê. Con lớn lập gia đình, con nhỏ cha mẹ đi làm phải dắt con theo. Hoặc lớn một chút là ở nhà phụ giúp cha mẹ cơm nước, trông em…

Tận tụy với nghề

Cô Mai kể, trong lớp có những em hoàn cảnh gia đình rất đặc biệt, nếu không có sự chung tay của nhà trường, của lãnh đạo phòng Giáo dục, chính quyền các cấp và cả mạnh thường quân, thì rất khó để các em được cắp sách đến trường.

Cô Nguyễn Thị Linh hướng dẫn các em làm bài tập
Cô Nguyễn Thị Linh hướng dẫn các em làm bài tập

“Như trường hợp gia đình em Điểu Vũ, nhà có tới 9 anh chị em. Do Vũ và mấy em còn nhỏ, chưa đi làm được nên nhà trường đến vận động cha mẹ cho em đến trường, còn mấy anh chị lớn của Vũ đã phải ra ngoài bươn chải kiếm tiền về phụ cha mẹ”, cô Mai chia sẻ.

Chia sẻ về những khó khăn khi dạy học ở điểm trường này, cô Nguyễn Thị Linh cho biết: “Vất vả nhất là quãng thời gian đầu năm học, chúng tôi phải đi từng nhà vận động phụ huynh cho con em đến trường. Ngoài làm công tác tư tưởng với cha mẹ, còn phải thủ thỉ trò chuyện với các cháu, nhiều khi “dụ” đủ kiểu, hứa hẹn lo cho các cháu từ tập vở, đến quần áo đồng phục, làm sao để chúng thích thú khi được đi học”.

Dạy học ở đây nhiều cái khác ở vùng xuôi, vất vả hơn rất nhiều, giáo viên cần có kinh nghiệm, sự kiên nhẫn. Con em đồng bào Xtiêng ở đây đi học thiếu thốn đủ thứ. Mình phải quan tâm, thương yêu như con mình ở nhà.

Cô giáo Lê Thị Mai

Thầy Huỳnh Ngọc Tuấn Anh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thiện Hưng B cho biết, điểm trường Thiện Cư thuộc Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Bình Phước được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai nhiều năm qua.

Để khuyến khích tinh thần học tập cho các cháu, cũng như để các bậc phụ huynh yên tâm cho con đến lớp, địa phương dành ưu tiên tối đa cho vùng sâu, vùng xa. Có thể nói, điểm chính có cái gì thì điểm lẻ có cái đó, từ bàn ghế, màn hình ti vi, máy tính đến đồng phục, sách vở, bút viết, học bổng.

Qua gặp gỡ, tiếp xúc, chúng tôi cảm nhận được những người làm công tác giáo dục nơi biên giới huyện Bù Đốp luôn tận tụy, hết mình vì học sinh thân yêu. Các thầy cô đều có mong ước giản dị rằng, con em đồng bào DTTS được đến trường, được học tập để sau này có tương lai, có cuộc sống tốt hơn.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.